Thông tin quy hoạch giao thông tại Ninh Thuận về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông giai đoạn 2021 – 2030.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có tỉnh lỵ là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tỉnh Ninh Thuận rất phát triển về văn hoa và du lịch, nổi tiếng với các bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chử, Bãi biển Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná hay các công trình văn hóa kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hóa dân tộc Chăm.
Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Giai đoạn đến năm 2030 gồm 08 tuyến nội tỉnh, cụ thể:
– 6 tuyến hiện hữu:
- Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn;
- Tuyến số 02: Phan Rang – Thuận Bắc;
- Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy;
- Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná;
- Tuyến số 05: Nội thành Phan Rang;
- Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh.
– 2 tuyến mở mới:
- Tuyến số 07: Phan Rang – Phước Dân;
- Tuyến số 08: Phan Rang – Phước Vinh.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt
a. Bến xe, điểm đầu, điểm cuối:
Các điểm đầu, điểm cuối tuyến trùng với các bến xe khách nội tỉnh, liên tỉnh. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh giai đoạn 2021-2030, các bến xe nội tỉnh đã quy hoạch có thể sử dụng điểm đỗ xe buýt đầu cuối như sau:
- Bến xe thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước;
- Bến xe xã Vĩnh Hải và bến xe Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải;
- Bến xe tại vị trí phía Nam dọc quốc lộ 1A khu Trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc (đổi tên từ bến xe gần Khu công nghiệp Du Long);
- Bến xe xã Cà Ná, huyện Thuận Nam;
- Bến xe xã Phước Đại, huyện Bác Ái.
Bổ sung quy hoạch các bến xe, điểm đỗ xe buýt đầu cuối như sau:
- Bến xe xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam;
- Bến xe xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.
b. Điểm dừng:
Tổng số điểm dừng theo tính toán đến năm 2020 là 452 điểm dừng (tạm tính trung bình 01 km chiều dài sẽ có ít nhất 02 điểm dừng tính cho 2 chiều đi và về). Trong quá trình tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, Sở Giao thông vận tải sẽ tổ chức khảo sát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt vị trí điểm dừng theo hành trình phù hợp với thực tế trên từng tuyến.
Quy hoạch tổng thể phát triển bến thủy nội địa
Giai đoạn đến năm 2020 gồm 08 bến thủy nội địa có chức năng vận chuyển hành khách, trong đó 02 bến thủy nội địa hiện hữu tại khu vực vịnh Vĩnh Hy và 06 bến thủy nội địa đầu tư mở mới.
Nhu cầu sử dụng đất
Tổng nhu cầu sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng đến năm 2020 là 10.044 m2, trong đó: vận tải hành khách bằng xe buýt là 2.044 m2 và bến thủy nội địa là 8.000 m2.
Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm để thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đến năm 2020 là 116,22 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp giao thông 4,52 tỷ đồng và vốn xã hội hóa 111,70 tỷ đồng.