Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị Yên Mỹ, tỉnh...

Quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

935
0

Quy hoạch xác định phát triển thị trấn Yên Mỹ và đô thị hóa các xã: Tân Lập, Nghĩ Hiệp, Liêu Xá, Giai Phạm, Ngọc Long (các khu vực hai bên QL39A), xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, hình thành các khu đô thị mới, các khu dân cư đô thị.

Theo bản dự thảo quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến 2050, quy hoạch xây dựng vùng đô thị huyện Yên Mỹ được xác định với những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Yên Mỹ gắn với hình thành các khu công nghiệp, tổ hợp khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ hiện đại, các dịch vụ hỗ trợ phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khai thác phát triển các dịch vụ logistics gắn với cảng cạn ICD.


Phát triển thị trấn Yên Mỹ và đô thị hóa các xã: Tân Lập, Nghĩ Hiệp, Liêu Xá, Giai Phạm, Ngọc Long (các khu vực hai bên QL39A), xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, hình thành các khu đô thị mới, các khu dân cƣ đô thị.

Phát triển các khu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các khu giáp thị nhằm làm nền tảng để phát triển nông thôn mới, dịch vụ du lịch và du lịch sinh thái. Hình thành các khu nông nghiệp có tính chất vườn liền kề tại các khu dân cư nông thôn có điều kiện như dọc sông Bắc Hưng Hải.

Quy hoạch phát triển đô thị, trung tâm cụm xã

Định hướng phát triển đô thị


Quy hoạch Đô thị Yên Mỹ là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội của huyện Yên Mỹ, là đô thị công nghiệp và dịch vụ thương mại. Phát triển gắn kết với huyện Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào, vành đai 4 vùng Hà Nội, tuyến QL.5A. Đến năm 2030, đô thị Yên Mỹ là đô thị loại IV trực thuộc Tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2037 là đô thị thuộc vùng đô thị hóa Yên Mỹ và đến năm 2050 là cấu trúc một quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

Các đô thị loại V bao gồm: Đô thị Liêu Xá, Tân Lập, Giai Phạm, Nghĩ Hiệp, Yên Phú; đến năm 2037 là các đô thị thuộc vùng đô thị hóa Mỹ Hào; đến năm 2050 sẽ nằm trong cấu trúc quận của thành phố Hưng Yên trực thuộc trung ương.

Bản đồ quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên
Bản đồ quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên

Định hướng phát triển các Trung tâm cụm xã ở nông thôn


Quy hoạch phát triển các Trung tâm đổi mới sáng tạo ở khu vực nông thôn gồm:

  • Trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực nông thôn theo mô hình đơn vị ở công nghiệp Minh Châu thuộc Hành lang công nghiệp – đô thị cấp vùng gắn với QL.5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; gần khu vực giao thoa giữa các hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị QL.5A,  QL.39A và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
  • Trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực nông thôn theo mô hình đơn vị ở công nghiệp Yên Phú, là trung tâm dịch vụ, thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống ứng dụng công nghệ mới. Phát triển khu vực ở mới và thương mại dịch vụ dọc theo các trục đường tỉnh ĐT.379, ĐT.382 và ĐT.381.
  • Trung tâm đổi mới sáng tạo Tân Việt nằm trong hành lang công nghiệp – đô thị cấp vùng gắn với QL.5 và cao tốc Hà Nội – Hải  Phòng; gần khu vực giao thoa giữa các hành lang kinh tế – kỹ thuật – đô thị QL.5A, QL.39A và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và là khu vực giao lưu phát triển với huyện Ân Thi, thị trấn Yên Mỹ và các trung tâm phát triển trên toàn tuyến ĐT.376 và ĐT.382.

Quy hoạch định hướng phát triển hạ tầng giao thông đô thị huyện Yên Mỹ

Quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị Yên Mỹ được xác định thành 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn đến năm 2025: Tập trung phát triển hạ tầng khung; xây dựng các khu chức năng có tính động lực để huyện Yên Mỹ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.


Bản đồ phát triển quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên
Bản đồ phát triển quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên

Giai đoạn 2026 – 2030: Tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng toàn huyện đáp ứng tiêu chuẩn là một vùng phát triển công nghiệp dịch vụ và đô thị hóa nhanh. Tập trung xây dựng và nâng cấp khu vực 6 xã, thị trấn trung tâm huyện Yên Mỹ đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Theo đó, phát triển hệ thống giao thông đô thị Yên Mỹ liên kết với các tuyến đường đối ngoại (cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh); các đường trục chính, đường vành đai đô thị. Ưu tiên cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; ĐH.42 kéo dài đoạn từ ĐH.376 đến ĐH.34; nâng cấp, mở rộng các đường huyện ĐH.20, ĐH.34, ĐH.40, ĐH.42, ĐH.43, ĐH.44; các tuyến đường phục vụ phát triển các KCN, dịch vụ, du lịch, các đường liên xã, liên thôn, tạo liên hệ mật thiết với giao thông đô thị và giao thông đối ngoại.

Cải tạo, nạo vét luồng lạch, nâng cấp kỹ thuật toàn tuyến giao thông thủy thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải đạt tiêu chuẩn sông cấp IV, đảm bảo cho tàu có trọng tải 200 tấn có thể lưu thông, giải quyết một phần nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khu vực.

Giữ nguyên bến xe Cống Tráng tại xã Tân Việt, xây dựng mới 2 bến xe tổng hợp: Bến xe giáp nút giao QL.39 và đường nối 2 đường cao tốc tại xã Minh Châu và bến xe giáp QL.39A tại xã Yên Phú.

Nâng cấp các cầu hiện có như cầu Việt Cường và cầu Đồng Than thuộc đường gom bên phải đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn giao từ ĐT.381 đến giao QL.39; xây dựng các cầu đường bộ (Yên Lão, Yên Thổ, Đồng La, Cầu Treo).

Tài liệu:


Rate this post
Bài trướcHưng Yên thành lập Cụm công nghiệp Đình Cao, huyện Phù Cừ
Bài tiếp theoCụm công nghiệp Minh Châu – Việt Cường được phê duyệt quy hoạch 1/500

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây