Thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian tỉnh và quy hoạch giao thông trong giai đoạn 2021 – 2030.
Phạm vi quy hoạch
Bao gồm toàn tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích tự nhiên là khoảng 1.525,7 km2, gồm 08 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh có vị trí tiếp giáp:
- Phía đông giáp tỉnh Bến Tre
- Phía đông nam giáp tỉnh Trà Vinh
- Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ
- Phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía tây nam giáp tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng.
Mục tiêu phát triển
- Xây dựng Vùng tỉnh Vĩnh Long phù hợp với định hướng tại đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành vùng phát triển năng động, kinh tế phát triển, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc.
- Đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Long cơ bản là tỉnh có dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp phát triển toàn diện.
- Đến năm 2050, tỉnh Vĩnh Long là trung tâm dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp công nghệ cao phát triển cân bằng và bền vững.
Thông tin quy hoạch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030
1- Quy hoạch định hướng phát triển không gian tỉnh Vĩnh Long
Khung phát triển vùng tỉnh Vĩnh Long gồm các trục hành lang kinh tế đô thị như sau:
Trục dọc:
- Trục hành lang Quốc lộ 1, đường bộ cạo tốc, đường sắt tốc độ cao nối trung tâm thành phô Hồ Chí Minh qua Vĩnh Long với Cần Thơ – trung tâm Vùng ĐBSCL.
- Trục dọc đường tỉnh 901: Nối từ đường tỉnh 902 đến đường đường tỉnh 907 và kết thúc tại Quốc lộ 54.
- Trục dọc đường tỉnh 909: Nối từ đường tỉnh 902 đến Quốc lộ 54.
Trục ngang:
- Trục ngang Quốc lộ 80: Đi từ Quốc lộ 1, trung tâm thành phố Vĩnh Long đi tỉnh Kiên Giang.
- Trục ngang Quốc lộ 57: Nối từ Quốc lộ 1, vành đai thành phố Vĩnh Long đi tỉnh Bến Tre.
- Trục ngang Quốc lộ 53: Nối từ Quốc lộ 57, nối thành phố Vĩnh Long và chuỗi các đô thị: thị trấn Long Hồ, thị trấn Vũng Liêm.
- Trục ngang đường tỉnh 905: Đường tỉnh 905 nối từ Quốc lộ 1 đi huyện Tam Bình đến đường tỉnh 904.
- Trục ngang đường tỉnh 907: Nối từ Quốc lộ 54 và đi xã Hựu Thành đến đường tỉnh 906.
a- Định hướng không gian các vùng đô thị – công nghiệp tập trung
Không gian vùng đô thị
- Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm bao gồm: Vùng đô thị thành phố Vĩnh Long, đô thị Long Hồ, đô thị Phú Quới là Vùng đô thị động lực của toàn vùng, trong đó TP Vĩnh Long là đô thị trung tâm.
- Không gian Vùng đô thị đối trọng phía Tây: Vùng đô thị Bình Minh, Trà Ôn, Tân Quới là vùng đô thị động lực phía Tây, trong đó Bình Minh là đô thị trung tâm.
- Không gian vùng đô thị hóa phía Đông: Vùng đô thị Vũng Liêm, Quới An, Cái Nhum, trong đó Vũng Liêm là đô thị trung tâm của tiêu vùng phía Đông.
Không gian vùng công nghiệp tập trung
- Vùng công nghiệp sạch đa ngành tập trung ở thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ; với các ngành mũi nhọn: công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo máy.
- Vùng công nghiệp cảng tập trung ở thị Xã Bình Minh, huyện Bình Tân; với các ngành mũi nhọn: công nghiệp cảng, công nghiệp cơ khi sửa chữa, công nghiệp chế biến nông sản; thủy hải sản và dịch vụ kho vận cấp vùng.
- Vùng công nghiệp cảng tập trung ở Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn; với các ngành mũi nhọn: công nghiệp sinh học, cơ khí nông thôn, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các vùng TTCN tập trung quy mô vừa và nhỏ gắn với các đô thị.
b- Định hướng không gian vùng cảnh quan, khu du lịch sinh thái
- Hệ thống Sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít, sông Cổ Chiên và các kênh rạch có vai trò phục vụ vận tải, cấp nước, thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản dòng thời cũng tạo yếu tố bản sắc cho Vĩnh Long.
- Các vùng du lịch cảnh quan ven sông, kênh, rạch, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng trồng cây ăn trái miệt vườn, nuôi trồng thủy sản và các vùng du lịch sinh thái gân liên với các cù lao được cấu trúc thành các vùng đặc trưng và đan xen giữa các vùng đô thị – công nghiệp, tạo sự phát triển cân bằng.
2- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên ưu thế nền nông nghiệp đa dạng toàn diện, các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế. Cụ thể như sau:
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, trong đó phát triển công nghiệp, dịch vụ dựa trên nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghệ và chất lượng cao.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo chất lượng và hiệu quả đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn và hình thức đầu tư; chuẩn bị quỹ đất minh bạch, danh mục các dự án mời đầu tư mang tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện của Tỉnh.
- Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu của ngành nông nghiệp – thủy sản; công nghiệp phục vụ phát triển nông thôn; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến và đẩy mạnh thương mại – dịch vụ, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, nông thôn.
- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường, cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới phân phối. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phương pháp quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh
3- Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long
Giao thông đường bộ
- Đưòng cao tốc: Đường Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ dài khoảng 25km trong đó đoạn qua địa bản tỉnh Vĩnh Long dài khoảng 13,6km, được quy hoạch Xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 6 làn xe.
- Quốc lộ 1: Đoạn qua địa bản tỉnh Vĩnh Long dài khoảng 30km. Phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 79m.
- Quốc lộ 53: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 40km quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng. Phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 56m. Cải tạo nâng cấp QL.53 đoạn Long Hồ – Ba Si và tuyến tránh qua thị trấn Vũng Liêm về bên phải QL.53 hiện nay.
- Quốc lộ 54: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 50km quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyền 50m. Nâng cấp 2 đoạn QL.54 qua trung tâm thị Xã Bình Minh và trung tâm xã Tân Quới, huyện Bình Tân theo quy hoạch đô thị.
- Quốc lộ 57: Đoạn qua địa bản tỉnh khoảng 8km quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 48m.
- Quốc lộ 80: Đoạn chạy qua địa bàn tỉnh dài khoảng 4km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 55m.
Đường sắt
Tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ sẽ đi qua 5 tỉnh thành gồm TP. Hồ Chi Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, với tổng chiều dài 191km, Vận tốc thiết kế 200 km/h, điểm đầu đặt tại TP. Hồ Chi Minh và điểm cuối tại Cái Răng – Cần Thơ.
Đường thủy
- Nạo vét bảo dưỡng thường xuyên luồng tàu chạy, duy trì mực nước tỉnh không thông thuyền, nâng cấp các tuyến sông, kênh chính trên địa bản tỉnh đề nâng cao khả năng khai thác vận tải liên hoàn giữa các tỉnh, thành trong khu vực và kết nói với các tuyến đường thủy quốc gia.
- Trang bị phao tin hiệu, cải thiện chất lượng dịch vụ, hệ thống hậu cần mang lại hiệu quả cao trong vận tải thuỷ.