Trang chủ Quy hoạch Quy hoạch chung đến 2040, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Quy hoạch chung đến 2040, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

1529
0

Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến 2040 bao gồm phạm vi, ranh giới phát triển giao thông, định hướng không gian, đô thị, công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến 2040

Ngày 15/9/2020, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 2108/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Yên Bái và vùng phụ cận, tỉnh Yên Bái đến 2040, tầm nhìn đến 2060.


Theo quyết định, Phạm vi lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái gồm 10.674 ha; một phần của huyện Trấn Yên (bao gồm các xã: Bảo Hưng, Minh Quân, Việt Cường, Vân Hội, một phần xã Y Can) và một phần huyện Yên Bình (bao gồm: thị trấn Yên Bình, xã Đại Đồng, xã Thịnh Hưng, xã Phú Thịnh) gồm 21.241 ha.

Bản đồ phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Bản đồ phạm vi, ranh giới lập quy hoạch

Ranh giới lập quy hoạch:

  • Phía Bắc giáp huyện Yên Bình;
  • Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và huyện Trấn Yên;
  • Phía Tây giáp huyện Trấn Yên;
  • Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ.

Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 31.915 ha, được xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000. Quy mô dân số: Dân số hiện tại khu vực lập quy hoạch khoảng 142.374 người; dự báo đến năm 2030 khoảng 205.000 người, đến năm 2040 khoảng 260.000 người. Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2040, tầm nhìn 2060.


Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Yên Bái

Phát triển không gian thành phố tạo liên kết với vùng thủ đô Hà Nội, các tỉnh biên giới Tây Bắc thông qua mạng lưới đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; liên kết hướng các tỉnh xung quanh thông qua QL 32, QL37 và QL70. Quy hoạch liên kết giao thông giữa Thành phố Yên Bái với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh như khu vực huyện Văn Yên, huyện Lục Yên và các khu vực phía Tây của tỉnh là huyện Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Mù Cang Chải.

Quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố Yên Bái được phân thành 06 vùng chức năng và 3 trục không gian trọng yếu làm bộ khung phát triển đô thị, gồm:

Vùng chức năng:

  • Vùng đô thị trung tâm: Bao gồm các khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực đô thị phát triển mới lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển năng động.
  • Vùng công nghiệp, dịch vụ tại nút giao đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai: Là vùng công nghiệp, dịch vụ liên kết nút giao IC12, IC13 đường cao tốc và các đường trục chính của đô thị.
  • Vùng công nghiệp: Là khu vực phía Đông Nam thành phố được phát triển trên cơ sở tiếp tục đầu tư xây dựng Khu công nghiệp phía Nam và khu công nghiệp Minh Quân; các khu, cụm công nghiệp thuộc địa bàn các xã Minh Quân, Bảo Hưng, huyện Trấn Yên và xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
  • Vùng đô thị dịch vụ du lịch hồ Thác Bà: Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, phát huy cảnh quan thiên nhiên của hồ Thác Bà; phát triển mở rộng đô thị tại thị trấn Yên Bình trở thành đô thị thương mại dịch vụ hậu cần cho Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
  • Vùng du lịch sinh thái hồ Vân Hội: Phát triển du lịch và nông lâm nghiệp công nghệ cao ở hồ Vân Hội và khu vực xung quanh.
  • Vùng nông lâm nghiệp, nông thôn: Các vùng sản xuất nông lâm nghiệp và dân cư nông thôn nằm xung quanh vùng đô thị và công nghiệp.
Bản đồ định hướng phát triển không gian
Bản đồ định hướng phát triển không gian

Trục không gian chính:

  • Trục văn hóa – du lịch: Trục từ hồ Thác Bà về hồ Vân Hội, đi qua đô thị trung tâm, kết nối các khu du lịch, các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp với nút giao IC12.
  • Trục lịch sử phát triển đô thị: Trục đô thị kết nối giữa đô thị hiện hữu với các trung tâm phát triển mới trong tương lai và với nút giao IC12, IC13. Một nhánh đi từ nút giao IC13 kết nối các trọng điểm đô thị hiện hữu phía Bắc sông Hồng của Thành phố Yên Bái và trung tâm dịch vụ, du lịch tại thị trấn Yên Bình, một nhánh kết nối từ đô thị hiện hữu đi qua sông Hồng qua cầu Bách Lẫm kết nối với các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm công nghiệp, các đô thị mới ở phía Nam sông Hồng.
  • Trục sông Hồng – trục năng động: Là bộ khung phát triển các đô thị mới hiện đại bên sông Hồng, sẽ trở thành biểu tượng của sự phát triển kinh tế vượt bậc, đô thị hóa mạnh mẽ của Thành phố Yên Bái trong tương lai.

Quy hoạch hệ thống phân khu đô thị thành phố Yên Bái đến 2040

Theo đồ án quy hoạch, phân khu đô thị thành phố Yên Bái được phân thành 8 phân khu chức năng chính. Cụ thể như sau:


  • Phân khu đô thị lịch sử bên sông Hồng, diện tích 1724 ha; dân số đến 2040 là 52.800 người. Nằm tại khu vực các phường Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Nam Cường, một phần phường Yên Ninh, xã Tuy Lộc.
  • Phân khu đô thị là Trung tâm chính trị, hành chính tổng hợp của tỉnh Yên Bái, diện tích 1339 ha; dân số đến 2040 là 36.500 người. Bao gồm phường Minh Tân, một phần phường Đồng Tâm, phường Yên Thịnh, một phần xã Tân Thịnh.
  • Phân khu đô thị mới hiện đại, là điểm nhấn, biểu tượng của đô thị bên sông Hồng, diện tích 1825 ha; dân số đến 2040 là 37.000 người. Bao gồm: một phần phường Yên Ninh, một phần phường Đồng Tâm, một phần xã Văn Phú, một phần xã Tân Thịnh.
  • Phân khu đô thị mới tại hữu ngạn sông Hồng, là Trung tâm chính trị, hành chính tổng hợp của thành phố Yên Bái, diện tích 1145 ha; dân số đến 2040 là 27.000 người. Bao gồm: một phần xã Giới Phiên, một phần phường Hợp Minh, một phần xã Bảo Hưng.
  • Phân khu đô thị số 5 được chia 3 phân khu nhỏ gồm:
    • Đô thị công nghiệp, logistic, thương mại dịch vụ phát huy nút giao IC12, diện tích 2018 ha; dân số đến 2040 là 12.000 người. Vị trí một phần xã Bảo Hưng, một phần xã Giới Phiên, một phần xã Minh Quân.
    • Phân khu đô thị và công nghiệp phía Đông Nam đô thị trung tâm, diện tích 1219 ha; dân số đến 2040 là 6.600 người. Vị trí một phần xã Văn Phú, một phần xã Phú Thịnh.
    • Phân khu đô thị và công nghiệp quanh nút giao IC13, diện tích 2164 ha; dân số đến 2040 là 20.300 người. Vị trí một phần phường Hợp Minh, một phần xã Âu Lâu, một phần xã Y Can.
  • Đô thị du lịch phát huy phong cảnh thiên nhiên hồ Thác Bà, trung tâm chính trị, hành chính huyện Yên Bình, diện tích 5613 ha; dân số đến 2040 là 39.200 người. Bao gồm: Thị trấn Yên Bình, một phần xã Tân Thịnh, một phần xã Thịnh Hưng, một phần xã Đại Đồng.
  • Khu du lịch phát huy phong cảnh thiên nhiên hồ Vân Hội, diện tích 3087 ha; dân số đến 2040 là 7.900 người. Bao gồm: một phần xã Việt Cường, một phần xã Vân Hội, một phần xã Minh Quân.
  • Phân khu đô thị số 8 được chia thành 3 phân khu nhỏ, gồm:
    • Phân khu 8a: Các khu vực dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở phía Bắc, Đông và Nam đô thị trung tâm, diện tích 3332 ha; dân số đến 2040 là 7.100 người. Xã Minh Bảo, một phần xã Đại Đồng.
    • Phân khu 8b: Diện tích 2865 ha; dân số đến 2040 là 8.100 người. Một phần xã Phú Thịnh, một phần xã Thịnh Hưng.
    • Phân khu 8c: Diện tích 5583 ha; dân số đến 2040 là 5.500 người. Một phần xã Việt Cường, một phần xã Vân Hội, một phần xã Âu Lâu, một phần phường Hợp Minh, một phần xã Bảo Hưng, một phần xã Minh Quân.
Hệ thống các phân khu phân chia theo chức năng
Hệ thống các phân khu phân chia theo chức năng

Bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn đô thị thành phố Yên Bái

Bả đồ quy hoạch sử dụ g đất
Bả đồ quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông thành phố Yên Bái đến 2040

Quy hoạch phát triển giao thông thành phố gồm hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và bến xe.

Quy hoạch giao thông đường bộ:

Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại được bố trí đảm bảo phù hợp với các quy hoạch giao thông cấp vùng và quy hoạch giao thông tỉnh Yên Bái.

  • Dự án đường cao tốc Hà nội – Lào Cai (đường xuyên Á) nằm về phía Tây Nam của thành phố dự kiến lộ giới khoảng 172m.
  • Tuyến tránh thành phố Yên Bái nối từ quốc lộ 70 qua cầu Nga Quán nhập tuyến đi trùng với tỉnh lộ 166 đoạn qua thành phố Yên Bái cắt đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai bằng hầm chui. Tuyến đường được thiết kế với quy mô đường cấp III miền núi.

Các trục giao thông đường bộ đối ngoại gồm:


  • Các đường Quốc lộ: QL37, QL32C, QL2D, QL70
  • Các đường tỉnh lộ: DT166 , ĐT163, DT172, DT168
  • Các tuyến đường chính: đường Âu Cơ, Nguyễn Tất Thành, đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ…
Sơ đồ mạng lưới giao thông đối ngoại thành phố Yên Bái
Sơ đồ mạng lưới giao thông đối ngoại thành phố Yên Bái

Đường trục chính đô thị:

Đường giao thông đối ngoại kết nối các đô thị khu quy hoạch với các khu vực xung quanh, bao gồm: Quốc lộ 37, đường tránh thành phố Yên Bái, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 2D, Quốc lộ 70, Tỉnh lộ 168, Tỉnh lộ 163, Tỉnh lộ 166, Tỉnh lộ 172, đường Âu Cơ, đường Nguyễn Tất Thành, và các đường kết nối với đường cấp trên, liên kết giữa các phường trong đô thị.

Quy hoạch giao thông đường sắt:

  • Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai chạy qua thành phố Yên Bái hiện nay dài khoảng 9 km, hiện tại tuyến đi qua trung tâm thành phố gây nên nhiều điểm giao cắt, không đảm bảo an toàn giao thông. Trong tương lai đây sẽ là tuyến đường sắt quốc tế nối Hà Nội tới Côn Minh (Trung Quốc). Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách dự kiến sẽ cải tạo, nâng cấp, mở rộng các ga trên tuyến đường sắt trên.
  • Ga Yên Bái hiện nay với chức năng là ga khu đoạn, nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai. Hiện tại ga nằm ở trung tâm cũ của thành phố, ga nằm trên dải đất hẹp, trũng, chiều dài ga chỉ đạt 450 m.
  • Ga Văn Phú được mở rộng theo định hướng quy hoạch của tỉnh với quy mô 11,98 ha chủ yếu là vận chuyển hàng hóa và phục vụ công nghiệp.
  • Tuyến đường sắt đôi khổ tiêu chuẩn 1.435m đi cùng với tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai được xác định theo đồ án “Quy hoạch vùng dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai”.
  • Bố trí ga mới tại vị trí xã Minh Quân huyện Trấn Yên, gần nút giao IC12, thuận tiện kết nối với giao thông liên vùng, trung tâm đô thị và các khu du lịch như hồ Thác Bà, hồ Vân Hội…

Quy hoạch giao thông đường thủy:

Tuyến đường thuỷ Lào Cai – Hà Nội đi qua địa phận thành phố Yên Bái dài khoảng 12 km sẽ được cải tạo luồng lạch nhằm đáp ứng các loại tàu có trọng tải lớn qua lại. Cần nâng cấp cải tạo các cảng và bến hiện có:

  • Đầu tư xây dựng Cảng Văn Phú: là cảng thủy nội địa phục vụ chuyên chở hàng hóa cho khu công nghiệp phía Nam công suất 0,5-1,0 triệu tấn/năm. Chiều dài cảng 220m, chỉ tiêu m2/1m dài bến cảng là 250, tổng diện tích cảng 5,48 ha bao gồm các công trình cầu cảng và các công trình phụ trợ như nhà điều hành, nhà kho, sân bãi tập kết hàng.
  • Xây dựng mới cảng Âu Lâu phục vụ khu công nghiệp Âu Lâu và Minh Tiến công suất 0,3-0,5 triệu tấn/năm.
  • Ngoài ra xây dựng cụm cảng khu vực hồ Thác Bà phục vụ phát triển kinh tế vùng hồ Thác Bà như cảng Hương Lý, Cảng du lịch hồ Thác Bà gần với tuyến QL70 quy hoạch mới và QL2D.
  • Bố trí hệ thống giao thông đường thủy kết nối liên hoàn với các khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ,… giúp tăng cường kết nối các trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng, hình thành trọng điểm du lịch lớn.

Quy hoạch giao thông đường hàng không:

Sân bay Yên Bái hiện tại là sân bay quân sự, theo định hướng phát triển giao thông vận tải quốc gia trong tương lai sân bay này vẫn giữ nguyên chức năng là sân bay quân sự bảo vệ vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

Quy hoạch bến xe

Hiện tại trong thành phố Yên Bái có 02 bến xe liên tỉnh. Đề đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Yên Bái, xây dựng bến xe mới có
quy mô khoảng 7,1ha nằm tại vị trí nút giao IC12, thuận lợi cho việc lưu thông của phương tiện và người dân trong thành phố và khu vực lân cận, giảm tải lưu lượng xe ra vào bến xe Yên Bái di chuyển vào vào trung tâm thành phố.


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Hoà Bình đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoDanh sách Khu, Cụm công nghiệp tại tỉnh An Giang đang hoạt động và thành lập mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây