Trang chủ Khởi nghiệp PGS.TS Nguyễn Đình Quân với ý tưởng chống hàng giả, hàng nhái...

PGS.TS Nguyễn Đình Quân với ý tưởng chống hàng giả, hàng nhái thông qua blockchain

258
0

PGS-TS Nguyễn Đình Quân giảng viên tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Nhà sáng lập, chủ nhân thiết kế ý tưởng cho công nghệ chống hàng giả bằng blockchain.

Thông tin về PGS-TS Nguyễn Đình Quân

PGS-TS Nguyễn Đình Quân tốt nghiệp tiến sỹ tại Korea, Republic of với chuyên ngành Công nghệ chuyển hóa năng lượng. Ông là cựu sinh viên ngành kỹ thuật hóa dầu, hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Từng là nghiên cứu sinh quốc tế xuất sắc năm 2008 của Viện khoa học kỹ thuật Hàn Quốc (KIST), đạt thành tích nghiên cứu học thuật xuất sắc thuộc Viện nghiên cứu và phát triển IRDA của KIST năm 2008.


Những đề tài đã nghiên cứu:

TT Tiêu đề Năm Vai trò Cấp quản lý Nghiệm thu
1 Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa phụ phẩm gỗ cao su và tràm bông vàng thành cồn sinh học 2018 – null Chủ nhiệm ĐHQG loại B X
2 Thiết kế và chế tạo hệ thống làm mát tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, hoạt động bằng nguyên lý bay hơi – hấp thụ nước. 2017 – 2017 Chủ nhiệm Trường – Đặt hàng X
3 Tổng hợp muối lỏng ion và bước đầu ứng dụng trong tiền xử lý phế phẩm trái cây làm nguồn nguyên liệu cho quá trình lên men bioethanol 2015 – 2017 Thành viên ĐHQG loại C X
4 Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời cây lục bình thành cồn sinh học. 2015 – 2015 Chủ nhiệm ĐHQG loại C X
5 Tiền xử lý vỏ cacao và vỏ chuối bằng tác chất hữu cơ để làm nguyên liệu cho quá trình lên men bioethanol. 2014 – 2015 Thành viên Trường X
6 Nghiên cứu vận hành thử nghiệm sản xuất cồn quy mô pilot từ cám gạo. 2014 – 2014 Chủ nhiệm Cơ sở X
7 Khảo sát tiềm năng sử dụng một số nguồn phế phẩm trái cây ở Việt Nam làm nguồn nguyên liệu để lên men bioethanol. 2014 – 2014 Thành viên Trường X
8 Sản xuất thử nghiệm cồn sinh học từ rơm rạ với các điều kiện vận hành đã tối ưu hóa và tính toán cân bằng vật chất năng lượng 2014 – 2014 Chủ nhiệm Cơ sở X
9 Tổng hợp, định tính và thử nghiệm hợp chất zwitterionic mang hai nhóm chức ether làm phụ gia pin Lithium 2013 – 2014 Chủ nhiệm Trường X
10 Nghiên cứu chế tạo thiết bị chiết xuất dược liệu 2013 – 2013 Chủ nhiệm Trường – Đặt hàng X
11 Nghiên cứu tối ưu hóa một số điều kiện kỹ thuật vận hành quy trình sản xuất bioethanol quy mô pilot và nghiên cứu tác dụng của các nguồn dinh dưỡng thay thế 2013 – 2013 Chủ nhiệm Cơ sở X
12 Nghiên cứu sử dụng một số nguồn dinh dưỡng thay thế bột ngô chuyên dụng để nuôi con men và sản xuất thử nghiệm, phân tích hiệu suất năng lượng – vật chất của công nghệ chuyển hóa rơm rạ thành cồn trên quy mô pilot 2012 – 2012 Chủ nhiệm Cơ sở X
13 Nghiên cứu sử dụng một số nguồn dinh dưỡng thay thế bột ngô chuyên dụng cho quá trình thủ phân và lên men đồng để chuyển hóa rơm rạ thành cồn. 2012 – 2012 Chủ nhiệm Trường

X

14 Cân bằng vật chất năng lượng cho hệ thống sản xuất cồn sinh học từ rơm rạ trên quy mô pilot 2011 – 2011 Chủ nhiệm Cơ sở X

Chủ nhân ý tưởng chống hàng giả bằng blockchain

Trăn trở trước thực trạng hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan trên khắp cả nước cũng như trên thế giới, Nguyễn Đình Quân cùng nhóm cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu phương pháp chống hàng giả thông qua blockchain. Ông nói “Thực trạng hàng giả nhức nhối ở cả VN và nhiều nước phát triển trên thế giới. Một ví dụ từ Tổ chức Y tế thế giới thống kê cho thấy 10% lượng thuốc chữa bệnh trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển là thuốc giả. Như vậy hàng giả đã ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp tới tính mạng người dân và nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào”.


PGS-TS Nguyễn Đình Quân cùng nhóm cộng sự

Chống hàng giả thông qua blockchain như thế nào?

Ông Quân cho biết blockchain – công nghệ chuỗi khối được xem là bước ngoặt của công nghệ dữ liệu thế giới. Thông tin mã hóa trên blockchain không thể bị thay đổi hay can thiệp, tạo ra môi trường minh bạch cho xác thực nhưng vẫn bảo mật dữ liệu gốc nhờ mã hóa một chiều.

Theo PGS-TS Nguyễn Đình Quân, mỗi sản phẩm của nhà sản xuất như mỹ phẩm, thuốc… chỉ cần một mã ID độc nhất, không trùng lặp (dạng số, chữ hoặc mã QR). Có thể tận dụng ngay các mã bất kỳ có sẵn như dãy số seri, mã sản xuất mà không cần tạo ra mã riêng.

Mô hình ứng dụng cho người tiêu dùng khi xác thực hàng thật hay giả
Minh họa cơ chế hoạt động của Deep Signature
3 trường hợp xác thực ID của hàng hóa: chính hãng, giả và hàng đã bị can thiệp

Nhà sản xuất dùng ứng dụng của Deep Signature (là Producer App) để quét hoặc nhập các mã ID, tạo thông tin, hình ảnh của sản phẩm để kích hoạt mã hóa và ghi chép lên blockchain.


Còn người tiêu dùng mở Consumer App, sau đó chọn tên nhà sản xuất, loại sản phẩm quét mã ID sản phẩm. Có 3 trường hợp xảy ra. Hàng thật nếu ID khớp. Nếu mã ID không phải nhà sản xuất kích hoạt, mã hóa, hàng chắc chắn là giả. Và hàng đã bị can thiệp vì mã ID đúng nhưng đã xác thực trước rồi.

“Mã ID của hàng hóa phải ở trong bao bì, phải đảm bảo chỉ được tiết lộ khi khách hàng mở hộp. Mã này chỉ có hiệu quả xác nhận một lần duy nhất khi sản phẩm được kiểm tra lần đầu. Kết quả mã hóa và xác nhận dữ liệu đều được máy chủ (backend) xử lý, ghi lại trên blockchain. Do đó dữ liệu không thể bị thay đổi, can thiệp, như vậy đảm bảo bảo mật, ứng dụng không biên giới khi sử dụng các blockchain phi tập trung”, giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nói.

Ngoài ra, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người đã biến bùn thải thành vật liệu sản xuất áo chống đạn. Theo ông, lượng bùn của một nhà máy trung bình lên đến hàng tấn/ngày với thành phần chính là cellulose bột rửa trôi trong quá trình xeo giấy. Bùn giấy sau ép nước có màu đen xám, không có ứng dụng nào đáng kể, tuy nhiên, ông Quân nhận thấy những sợi cellulose bột giấy trong nước thải tận dụng được.


PGS Quân cùng cộng sự đã tìm cách chuyển hóa bùn giấy thải thành vật liệu có giá trị cao. “Chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành cellulose vi khuẩn (BC), từ đó tạo ra cellulose nano tinh thể (CNC) là công nghệ duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay”, ông Quân cho biết.

Thành công cùng những giải thưởng cao quý

PGS-TS Nguyễn Đình Quân từng giành giải đặc biệt cuộc thi Tech Planter VN 2020 và giải nhất cuộc thi Tech Planter vòng chung kết châu Á với nghiên cứu chuyển hóa bùn giấy thành cellulose vi khuẩn để làm phụ gia ngành giấy và cellulose nano tinh thể có độ cứng gấp 8 lần thép.

Các bạn trẻ của Biomass Lab và thầy hướng dẫn PGS TS Nguyễn Đình Quân

Giải thưởng Tech Planter châu Á 2020 được trao cho nhóm nghiên cứu do PGS TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng phòng thí nghiệm Nhiên liệu sinh học và Biomass (Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa TP HCM) làm chủ nhiệm hồi đầu tháng 12.

Theo chia sẻ của PGS-TS Quân cho hay riêng đã đầu tư khoảng 10.000 đô la Mỹ trong hơn 2 năm qua để nghiên cứu công nghệ chống hàng giả từ ứng dụng blockchain. Nhưng thời gian, công sức và tâm huyết dành ra cho nó mới thật sự lớn và không thể đong đếm bằng tiền.

Tổng hợp bởi vuongphat.com.vn


Rate this post
Bài trướcĐề xuất triển khai giai đoạn 1 cao tốc TP.HCM – Mộc Bài trong giai đoạn 2021-2025
Bài tiếp theoQuảng Nam xin mở rộng Cụm công nghiệp Quế Cường lên 75 ha

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây