Trang chủ Doanh nghiệp Ông Trần Quí Thanh với hành trình xây dựng Tân Hiệp Phát

Ông Trần Quí Thanh với hành trình xây dựng Tân Hiệp Phát

128
0

ông Trần Quí Thanh – Chủ tịch Tân Hiệp Phát được biết đến là một ông trùm trong lĩnh vực nước giai khái với thương hiệu Dr Thanh, gần đây cũng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.

Đứng thứ 3 trong thị phần nước giải khát Việt Nam

Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm bao gồm trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành…


Theo báo cáo của Hiệp hội bia rượu – nước giải khát năm 2017, Tân Hiệp Phát đứng thứ 3 trong thị phần nước giải khát Việt Nam với 22,5%. CocaCola, Pepsi chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần với số thị phần tương ứng là 41,3% và 22,7%.

Trang Bloomberg hồi tháng 3.2019 đưa tin, ông Trần Quí Thanh đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để có thể đầu tư 3 tỉ USD giúp Tân Hiệp Phát trở thành một Red Bull tiếp theo trong khu vực châu Á và rộng hơn là toàn cầu. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đơn vị nào tuyên bố ngỏ lời hợp tác.

Ngày 7.4.2022, Tân Hiệp Phát đưa hệ thống SAP Ariba đi vào vận hành. Theo đó, SAP Ariba là mạng lưới B2B cho phép các doanh nghiệp kết nối và hợp tác với hàng triệu nhà cung cấp một cách chủ động và cởi mở.


Đổ 20.000 tỉ đồng vào lĩnh vực bất động sản

Năm 2018, ông Trần Quí Thanh gây xôn xao khi quyết tâm lấn sân vào lĩnh vực bất động sản. Ngay sau đó, Tân Hiệp Phát nhanh chóng thành lập hơn 20 doanh nghiệp có tổng vốn điều lệ 20.000 tỉ đồng để hiện thực tham vọng này. 

Ông Trần Quí Thanh ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ – bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên. 

Điều đáng nói, mới chỉ được thành lập vài tháng nhưng vào tháng 8 – 9.2019, 10 công ty trong số này đã đột ngột công bố giải thể. Lý do được đưa ra cùng cùng là “không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả”.


Quỹ đất của Tân Hiệp Phát trải rộng khắp cả nước. Khẩu vị yêu thích của đại gia ngành nước giải khát này nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô “đất vàng” tại Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu…

Tuy nhiên trong quá trình “khai hoang”, Tân Hiệp Phát lại vướng vào ít nhiều rắc rối pháp lý. Cuối năm ngoái, Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kết luận ông Trần Quí Thanh và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đã “có sự thông đồng, móc nối với nhau để dìm giá giành quyền mua tài sản mà không phải đấu giá với đối thủ nào khác” khi đấu giá khu đất 80.000 m2 tại Côn Đảo.

Thanh tra Bộ Tư pháp cũng đã vào cuộc làm rõ nghi vấn ông Thanh, bà Bích và ông Phạm Phú Quốc (nhân viên Tân Hiệp Phát) thông đồng dìm giá, “quân xanh quân đỏ”.


Ngoài lĩnh vực chính, gia đình Chủ tịch Tân Hiệp Phát còn lấn sân sang lĩnh vực mua bán nợ, bất động sản và truyền thông. Ảnh: Mai Hạnh
Ngoài lĩnh vực chính, gia đình Chủ tịch Tân Hiệp Phát còn lấn sân sang lĩnh vực mua bán nợ, bất động sản và truyền thông. Ảnh: Mai Hạnh

Thành lập công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC

Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC của Tân Hiệp Phát được thành lập vào tháng ngày 7.3.2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỉ đồng. 2 ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ.

Cổ đông lớn của công ty là con gái ông Trần Quí Thanh – bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương. Mỗi người sở hữu tỉ lệ vốn góp 50%.

Công ty Mua bán nợ VNAMC ra đời sau gần 1 năm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Cùng thời điểm đầu năm 2018, ngoài VNAMC, có hàng chục công ty mua bán nợ xấu khác ra đời. Mục tiêu chính của các đơn vị này nhằm thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng.

“Bắt tay” cùng Tập đoàn Yeah1

Hồi đầu năm 2020, Tân Hiệp Phát bất ngờ trở thành đối tác chiến lược với CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG). Cụ thể, bà Trần Uyên Phương bỏ ra 350 tỉ đồng để mua 22% cổ phần YEG và trở thành cổ đông lớn thứ hai, chỉ sau Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống. Ước tính giá mua vào của bà Phương là 50.000 đồng/cổ phiếu.

Tân Hiệp Phát cho biết đây là động thái trong chiến lược hợp tác giữa hai bên. Trong đó, Yeah1 tập trung phát triển mảng kinh doanh thương mại đa kênh M2C, khởi đầu là app “vua khuyến mãi” Mega1, sau này phát triển thành hệ sinh thái Giga1.

Niềm vui chưa tày gang, Yeah1 kinh doanh bết bát khiến cổ phiếu bà Phương mua lỗ đậm. Sau thời gian dài “cắt lỗ” và mua vào bán ra, ngày 26.5.2022, bà Trần Uyên Phương chính thức thoái sạch vốn khỏi doanh nghiệp này.

  • Từ ngày 8.4 – 10.4.2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương.
  • Bộ Công an giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết nội dung Đơn của một số công dân trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Đồng Nai tố cáo ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11.2020.

Theo: Laodong.vn


4.7/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcCho vay mua nhà lãi suất 4,99% ngân hàng nào đang triển khai?
Bài tiếp theoPhú Yên: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nước nóng Phú Sen, huyện Phú Hòa có nhà đầu tư

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây