Trang chủ QH giao thông Những tuyến đường giao thông tại Thanh Hóa sẽ được xây dựng

Những tuyến đường giao thông tại Thanh Hóa sẽ được xây dựng

5359
0

Theo phương án quy hoạch các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 giữ nguyên 13 tuyển quốc lộ, nâng cấp tuyến cao tốc Bắc Nam, xây dựng mới và nâng cấp các ga đường sắt.

Đường cao tốc

Đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Tuyến đi về phía Tây QLAI, TP. Thanh Hóa, dài khoảng 100 km, đầu tư xây dựng đạt quy mô 4 -6 làn xe và các nút giao tại 5 vị trí kết nối là QL217B, QL217, QL47, đường nối giữa QL45 với đường Thọ Xuân – Nghi Sơn tại xã Vạn Thiện và đường Nghi Sơn – Bãi Trành.


Đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh): Từng bước xây dựng các đoạn tuyển theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt, dài khoảng 130 km, quy mô 4-6 làn xe.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hóa đến 2030
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hóa đến 2030

Hệ thống quốc lộ qua Thanh Hóa được quy hoạch

Quốc lộ 1A: Từ thị xã Bỉm Sơn đến thị xã Nghi Sơn, dài 98 km: duy trì cấp III, 4 làn xe. Xây dựng mới đoạn từ cây xăng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa đến xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương với chiều dài 12,5 km, quy mô đường cấp III, 4 làn xe (hướng tuyến đi trùng với đường vành đai 3, thành phố Thanh Hóa).

Đường Hồ Chí Minh: Từ Thạch Lâm đến Bãi Trành, dài 130 km, đến năm 2030 từng bước xây dựng các đoạn tuyển theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp quy hoạch và khả năng nguồn vốn.


Quốc lộ 10: Từ Nga Sơn đến Hoằng Hóa (giao QL1A), dài 45km: Nâng cấp tối thiểu đạt quy mô cấp III, 2 làn xe; thay thế các cầu yếu. Quy hoạch kéo dài QL10 đoạn cầu từ Thắm đến cầu Ghép, dài 40 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe.

Đường Nghi Sơn – Bãi Trành: Từ Nghi Sơn đến Bãi Trành, dài 54,5 km: hoàn thành đoạn từ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đến cầu Hổ trên QL1A quy mô cấp III, 4 làn xe và đoạn thuộc KKT Nghi Sơn cấp II; nâng cấp các đoạn còn lại đạt cấp III, 2 làn xe.

Quốc lộ 47B từ thị trấn Kiểu đến Cảng hàng không Thọ Xuân, dài 24,6 km: Nâng cấp tối thiểu quy mô cấp III, 2 làn xe, trong đó, đề nghị nắn chỉnh tuyến đoạn Km15+227 đến Km22+300.


Quy hoạch kéo dài QL47B đến Khu kinh tế Nghi Sơn theo tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn đến cảng nước sâu Nghi Sơn (dài 86,1 km), tổng chiều dài toàn tuyển 111 km, quy mô đường cấp III, 4-6 làn xe.

Quốc lộ 47C từ xã Trung Chính, huyện Nông Cống đến xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, dài 54,5 km, nâng cấp tối thiểu quy mô cấp III, 2 làn xe.

Quốc lộ 45 từ Thành Vân đến Yên Cát, dài 124,5 km: Nâng cấp đạt tối thiểu quy mô cấp IV; đoạn từ thành phố Thanh Hóa – Thành Nhà Hồ và đoạn từ nút giao cao tốc đến thị trấn bến Sung đạt cấp III, 2-4 làn xe. Quy hoạch kéo dài QL45 sang Nghệ An theo tuyến đường Yên Cát – Thanh Quân – Bù Cẩm, dài 56 km, quy mô cấp IV, 2 làn.


Quốc lộ 15 từ Vạn Mai, Hòa Bình đến đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Ngọc Lặc, dài 86 km, nâng cấp tối thiểu quy mô cấp III, 2 làn xe.

Quốc lộ 15C từ Hồi Xuân đến cửa khẩu Tên Tằn, dài 112,4 km, nâng cấp tối thiểu quy mô cấp IV, 2 làn xe.

Quốc lộ 21B từ Bỉm Sơn (giao QL1A) đến Thạch Quảng (giao đường Hồ Chí Minh), dài 49,7 km: Nâng cấp tối thiểu quy mô đạt cấp III, 2 làn xe. Quy hoạch cải tuyến tránh Lăng miếu Triệu Tường và kéo dài QL217B đến giao với đường bộ ven biển theo tuyến đường Bỉm Sơn – Nga Sơn, chiều dài khoảng 20 km, cấp III, 2 làn xe.

Quốc lộ 16 từ bản Tà Bục, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa đến thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, dài 190 km: giữ nguyên quy mô đường cấp VI.

Tuân thủ các vị trí giao cắt giữa đường nhánh vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận và UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 1449/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 và tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Đường ven biển: Từ Nga Sơn đến Nghi Sơn có chiều dài 96,2 km, trong đó có 18 km đi trùng tuyến đường thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn đã đầu tư; 78,2 km đường mới mở thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương và Nghi Sơn.

Quy hoạch cảng biển đến 2030

Cảng Nghi Sơn: Quy hoạch điều chỉnh mở rộng cảng biển Nghi Sơn theo điều chỉnh khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tiếp tục đầu tư theo quy hoạch đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn của Cảng 1A.

Cảng Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham: Là các bến cảng tổng hợp địa phương (loại II), có bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 1-1,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Bổ sung quy hoạch cảng biển Lạch Sung vào quy hoạch cảng biển quốc gia và đầu tư xây dựng đáp ứng cho tàu lớn hơn 5.000 tấn.

Về luồng hàng hải: Thực hiện nạo vét, nâng cấp luồng tàu vào cảng Nghi Sơn nhằm đáp ứng cho giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của cảng Nghi Sơn đến 2030. Ngoài ra chú trọng công tác nạo vét duy tu thường xuyên, định kỳ các tuyển luồng hàng hải hiện có và từng bước cải tạo, nâng cấp phù hợp với nguồn lực và quy mô, công năng của cảng xác định trong quy hoạch.

Cảng hàng không Thanh Hóa

Giữ nguyên vị trí tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân. Xây dựng cảng hàng không theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam.

Cảng hàng không Thọ Xuân quy hoạch là cảng hàng không quốc tế, đến năm 2030 công suất nhà ga khoảng 5 triệu lượt hành khách/năm.

Quy hoạch đường sắt

Quy hoạch nâng cấp, xây dựng hệ thống đường sắt theo quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam:

  • Nâng cấp cải tạo đường sắt Bắc – Nam khổ 1.000 mm hiện có.
  • Triển khai dành quỹ đất xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam khổ 1.435
  • Xây dựng nhánh nổi cảng Nghi Sơn với đường sắt Bắc – Nam khổ 1.000 mm.
  • Quy hoạch ga hành khách đường sắt Bắc – Nam tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn;
  • Nâng cấp mở rộng ga Văn Trai, xã Hải Nhân thành ga hành khách chính đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách cho Khu kinh tế Nghi Sơn.
  • Thực hiện cải tuyến đường cong ở đầu phía Bắc ga Thanh Hóa, đầu tư nâng cấp nhà ga đường sắt Thanh Hóa hiện nay và tập trung giải quyết các nút giao cắt giữa đường sắt và đường bộ để đảm bảo ATGT, nhất là ở các điểm giao có nhiều phương tiện giao thông và người dân đi lại.
  • Xây dựng ga Trường Lâm và đường sắt nhánh kết nối ga Trường Lâm với Cảng Nghi Sơn.

Tại Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hóa TẠI ĐÂY!


5/5 - (5 bình chọn)
Bài trướcDu lịch Việt Nam sẽ đón khách vào thời gian nào?
Bài tiếp theoDự án Khu đô thị Nam thị trấn Đô Lương [Nghệ An] sẽ về tay ai?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây