Trang chủ Tin tức Những tập đoàn lớn đang hoạt động tại Thái Nguyên

Những tập đoàn lớn đang hoạt động tại Thái Nguyên

104
0

Tính đến nay, tỉnh Thái nguyên đã và đang thu hút rất nhiều các tập đoàn lớn đến đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của vùng Việt Bắc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn,
Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.


Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562 km², dân số trên 1,28 triệu người gồm 8 dân tộc cùng sinh sống; có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 178 xã, phường, thị trấn.

Sơ đồ kết nối liên vùng của tỉnh Thái Nguyên
Sơ đồ kết nối liên vùng của tỉnh Thái Nguyên

Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hạ tầng đồng bộ, chính quyền thân thiện, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã thu hút được rất nhiều Tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước vào đầu tư kinh doanh, tạo nên điểm sáng của cả nước về tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu:

1. Tập đoàn đa quốc gia Samsung

Đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình,  thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.


  • Vốn đầu tư đăng ký:  6,23 tỷ USD.
  • Sử dụng lao động: Trên 80.000 người.
Nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên
Nhà máy của Samsung tại Thái Nguyên

2. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Yên Bình

  • Lĩnh vực đầu tư: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị; cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
  • Vốn đầu tư đăng ký: Trên 5.000 tỷ đồng.

3. Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup

  • Đầu tư dự án: Khu nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ – thành phố Thái Nguyên.
  • Vốn đầu tư đăng ký: Trên 500 tỷ đồng.
Trung tâm thương mại của Wingroup
Trung tâm thương mại của Wingroup

4. Công ty cổ phần Tập đoàn INDEVCO


  • Đầu tư dự án nghĩa trang An lạc viên Invevco Thái Nguyên quy mô 145ha.
  • Vốn đầu tư: 1.600 tỷ đồng.

5. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

  • Tên các dự án đã đầu tư: Nhà máy may TNG: Chi nhánh Việt Đức, Việt Thái, Sông Công, Phú Bình, Đại Từ và Trung tâm thiết kế thời trang TNG.
  • Vốn đầu tư đăng ký: trên 2.000 tỷ đồng.

6. Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (dự án Núi Pháo)


– Đầu tư dự án khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo,  huyện Đại Từ,
Thái Nguyên.

– Vốn đầu tư đăng ký: 10.000 tỷ đồng.

7. Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (CIENCO 8) – T&G

  • Đầu tư  9 dự án thuộc đề án: Phòng chống lũ khẩn cấp và hoàn thiện hệ thống đô thị hai bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên.
  • Tổng mức đầu tư của 09 dự án: 9.811,6 tỷ đồng.

8. Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường

  • Đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc.
  • Tổng mức đầu tư: 4.064 tỷ đồng.

9. Các Ngân hàng thương mại hàng đầu
Việt Nam

Thái Nguyên có trên 26 ngân hàng thương mại đặt chi nhánh tại Thái Nguyên, trong đó các các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như: VietcomBank, ViettinBank, AgriBank, TechcomBank, BIDV… với trên 107 phòng giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh;  01 chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên đảm bảo nguồn tài chính, dịch vụ thanh toán cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang tập trung thu hút đầu tư ở các lĩnh vực như:

Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Khu công nghiệp: Thái Nguyên có 06 khu công nghiệp, với tổng diện tích 1.420ha, trong đó đã có 05 khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng và có các nhà đầu tư; Thái Nguyên mời gọi các Nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp công nghệ cao Quyết Thắng, quy mô 105ha (cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 8km, cách Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc 6km).

Cụm công nghiệp: Thái Nguyên quy hoạch 35 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.259ha. Thái Nguyên mời gọi đầu tư hạ tầng của 9 cụm, với tổng diện tích quy hoạch là 344,6 ha (chi tiết tại biểu danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư).

Đầu tư sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Thái Nguyên mời gọi các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm của Tập đoàn Sam Sung; công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí chế tạo chất lượng cao; công nghiệp phụ trợ ngành dệt may.

Địa điểm đầu tư: Trong các khu công nghiệp đã có hạ tầng kỹ thuật như: Khu công nghiệp Yên Bình; Khu công nghiệp Điềm Thụy; Khu công nghiệp Sông Công I, II và các cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến 2030
Bài tiếp theoHải Dương điều chỉnh quy hoạch thị trấn Phú Thái mở rộng, huyện Kim Thành đến năm 2035

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây