Trang chủ Doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng người sáng lập Tập đoàn Apec Việt Nam muốn...

Nguyễn Đỗ Lăng người sáng lập Tập đoàn Apec Việt Nam muốn phát triển “nhà ở xã hội” 5 sao

2009
0

Ông Nguyễn Đỗ Lăng nhà sáng lập và là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Apec Việt Nam với rất nhiều các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, muốn đầu tư xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội đạt tiêu chuẩn 5 sao cho người lao động.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng là ai?

Nguyễn Đỗ Lăng sinh ngày 22/9/1974 tại Bắc Ninh, hiện đang cư trú tại 10-B3 tập thể Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Trình độ văn hóa: 12/12

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế – Đại học Trento – Ý

Ông Nguyễn Đỗ Lăng
Ông Nguyễn Đỗ Lăng

Chức vụ hiện tại:


  • Thành viên HĐQT – Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ)
  • Tổng Giám đốc – Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS)

Ông Nguyễn Đỗ Lăng được biết đến là một doanh nhân thành đạt từng lọt tóp 500 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2014.

Tính đến ngày 12/11/2021 ông đang nắm giữ là:


Quá trình công tác của ông Nguyễn Đỗ Lăng

  • Từ năm 2006: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương và đồng thời ông giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương
  • Đến ngày 01 tháng 08 năm 2020 : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương
  • Từ năm 2000 đến năm 2006 : Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH tư vấn quốc tế Cát Tường – CIC
  • Từ năm 1998 đến năm 2000 : Giám đốc điều hành Công ty Prometeo- Italia

Vi Phạm thao túng thị trường chứng khoán

Ngày 23/6/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP. Hà Nội. Theo đó, Cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) xảy ra tại Công ty cổ phần Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (APS), Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (API) và Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ).

Ngày 28/06/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Đỗ Lăng và 04 bị can khác về tội Thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, Cụ thể:


1. Nguyễn Đỗ Lăng, sinh năm 1974, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội – Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

2. Phạm Duy Hưng, sinh năm 1979, trú tại số nhà 14 Q27, ngõ 136 Nguyễn An Ninh, phường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

3. Huỳnh Thị Mai Dung, sinh năm 1975, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội (vợ Nguyễn Đỗ Lăng).

4. Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1981, trú tại số 29/267 Bồ Đề, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội – Kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

5. Phạm Thị Đức Việt, sinh năm 1982, trú tại P807 tòa N01 T5 Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội – Phó phòng dịch vụ khách hàng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng trên. Hiện Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Tập đoàn Apec lịch sử hình thành và phát triển

Tập đoàn Apec Việt Nam có tên gọi đầy đủ là tập đoàn Châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập vào năm 2006. Do ông Nguyễn Đỗ Lăng làm chủ tịch HĐQT và điều hành.

  • Năm 2009, tập đoàn đã thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Upcom ( Mã API ) chỉ sau 3 năm thành lập.
  • Năm 2010, công ty cổ phần tập đoàn Apec group tiếp tục niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX. Đồng thời Apec Group chuyển qua lĩnh vực bất động sản và hoạt động cho đến bây giờ.

Hiện tại, tập đoàn Apec Việt Nam đã hoạt động trên nhiều thị trường lớn như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,….. Đồng thời thâu tóm nhiều quỹ đất tại nhiều tỉnh lẻ như Phú Yên, Bắc Giang, Huế, Bắc Ninh,…

Các thành viên thuộc Tập đoàn Apec gồm:

  • Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của tập đoàn Apec Group là ông Nguyễn Đỗ Lăng
  • Thành viên hội đồng quản trị là ông Nguyễn Quang Huy
  • Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó phòng kiểm soát nội bộ là bà Phạm Hoài Phương
  • Thành viên hội đồng quản trị là ông Vũ Trọng Quân
  • Thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc Apec Group là ông Phạm Duy Hưng

Các dự án do Tập đoàn Apec đầu tư

Dự án đã triển khai:

  • Dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né
  • Dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên
  • Dự án Apec Mandala Wyndham Huế
  • Dự án Apec Dubai Tower Ninh Thuận
  • Dự án Apec Royal Park Bắc Ninh
  • Dự án Cụm CN Đa Hội
  • Dự án Apec Số 5 Túc Duyên
  • Dự án TTTM Ngã Ba Bắc Nam
  • Dự án Apec Mandala Hotel & Spa Bắc Ninh
Dự án Apec Mandala Grand Phú Yên
Dự án Apec Mandala Grand Phú Yên

Dự án đang triển khai:

  • Dự án Apec Golden Palace Lạng Sơn
  • Dự án Apec Royal Park Huế
  • Dự án Apec Aqua Park Bắc Giang
  • Dự án Apec Golden Palace Lạng Sơn
  • Dự án Apec Mandala Wyndham Hải Dương

Dự án sắp triển khai:

  • Dự án Apec Mandala Grand Phú Yên
  • Dự án Apec Mandala Wyndham Thái Nguyên
  • Dự án Apec Dubai Ninh Thuận
  • Dự án Apec Cao Bằng
  • Dự án Apec Sầm Sơn Thanh Hóa

Định hướng phát triển nhà ở xã hội 5 sao

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn APEC vừa có văn bản số 136/2021/CV-APG ngày 12/11/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện 6 – 10 triệu căn hộ cho các đối tượng an sinh xã hội giai đoạn 2021-2030.

Theo văn bản này, Tập đoàn APEC do ông Nguyễn Đỗ Lăng làm Củ tịch HĐQT, cho rằng cần lập quy hoạch các đại đô thị nhà ở xã hội có quy mô lớn. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, mỗi địa phương cần tạo quỹ đất 3.000 – 5.000 ha để làm nhà ở xã hội diện tích từ 50 – 300ha/khu đô thị. Các tỉnh thành khác cần tạo quỹ đất khoảng 10.000 ha đến 20.000 ha.

Tập đoàn APEC kiến nghị:

  • Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư, chỉ thị phù hợp với các luật hiện hành mà không cần đợi thông qua luật mới. Các chính sách cần rõ ràng, thông thoáng, để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận, dễ dàng triển khai dự án.
  • Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Và nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế Thu nhập cá nhân. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định để tách nhà ở xã hội ra khỏi room bất động sản.…

Trước thực trạng giá nhà giành cho người lao động tại Hà Nội và TP.HCM đang cao hơn các nước trên thế giới, tập đoàn mong muốn thành lập Tổng công ty với tổng vốn điều lệ ban đầu khoảng 10.000 – 20.000 tỷ đồng, phần còn lại sẽ huy động từ các tổ chức như ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước, từ các đối tác, nguồn lực của xã hội với quy mô từ 50.000 – 100.000 tỷ và sẽ tăng lên phù hợp với mỗi thời kỳ đầu tư.

Mục tiêu sẽ đầu tư và phát triển từ 6 – 10 triệu “căn hộ nhà ở xã hội 5 sao” trong giai đoạn 2021 – 2030; trong đó, từ 2021 – 2025 hoàn thành 2 – 4 triệu căn hộ, từ 2026 – 2030 hoàn thành 4 – 6 triệu căn hộ với giá bán tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khoảng 13 – 16 triệu đồng/m2, các thành phố còn lại khoảng 9 – 14 triệu đồng/m2. Với chính sách ưu đãi thanh toán linh hoạt, người dân chỉ cần 30% giá trị căn hộ để sở hữu căn hộ, 70% giá trị còn lại được hỗ trợ vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với thời hạn 10 – 20 năm.

Theo thông tin từ Tập đoàn Apec cho biết hiện đang làm việc với cơ quan chức năng tại Cần Thơ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, do đó doanh nghiệp này mong muốn Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với các địa phương trên để các dự án sớm được triển khai.


4.7/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcVì sao hai cổ phiếu GAB và AMD nhà FLC bị huỷ niêm yết bắt buộc?
Bài tiếp theoKhởi tố Apec – Cổ phiếu và dự kiến 10 triệu căn nhà ở xã hội đi về đâu?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây