Trang chủ Đời sống Liên minh BRICS là gì? có bao nhiêu nước? cơ hội ra...

Liên minh BRICS là gì? có bao nhiêu nước? cơ hội ra nhập của nhiều quốc gia

60
0

Liên minh BRICS hiện có 5 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi và sẽ có 25 nước ra nhập tiếp theo là Afghanistan, Algeria, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Mexico, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Saudi Arabia, Senegal, Sudan, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela và Zimbabwe.

Liên minh BRICS là gì?

Liên minh BRICS là nhóm các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – được biết đến như nhóm các nền kinh tế mới nổi) tạo lập thành một liên minh nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD của Mỹ.


Lãnh đạo các thành viên BRICS dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến
Lãnh đạo các thành viên BRICS dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến

BRICS là từ viết tắt của nhóm gồm các nền kinh tế thị trường mới nổi hàng đầu thế giới, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Cơ chế BRICS nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác.

Thuật ngữ này được nhà kinh tế học Jim O’Neil đề cập trong bài viết năm 2001 có tiêu đề “Xây dựng các nền kinh tế toàn cầu BRIC tốt hơn”. BRIC sau đó trở thành thuật ngữ được sử dụng rộng rãi như là một biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển. Người ta ước đoán rằng đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7

Tại cuộc họp liên minh BRICS vào ngày 23/6, bên cạnh những kêu gọi về việc tăng cường hợp tác kinh tế trong BRICS, ông Tập còn nêu ra các nước thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan “lợi ích cốt lõi, bảo vệ công lý, công bằng và đoàn kết, đồng thời bác bỏ chủ nghĩa bá quyền, bắt nạt và chia rẽ”. Ông còn cho biết Trung Quốc muốn làm việc với các đối tác BRICS để vận hành Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI).


Kết nạp thêm thành viên

Liên minh BRICS hiện bao gồm 5 quốc gia thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ngày 20/5 nhận định Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể được mở rộng bao gồm một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ, trong đó có Ai Cập, Indonesia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina hoặc Mexico.

Theo báo cáo mới nhất cho biết, 25 quốc gia khác sẵn sàng gia nhập liên minh BRICS là Afghanistan, Algeria, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Mexico, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Saudi Arabia, Senegal, Sudan, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela và Zimbabwe.

Tham vọng “tiền tệ siêu quốc gia” để loại bỏ USD

Theo Chủ tịch BRICS, Purnima Anand cho biết Nga và Ấn Độ không còn cần đến đồng USD trong thanh toán chung. Một cơ chế mới hình thành giữa Moscow và New Delhi cho phép chỉ sử dụng đồng ruble và rupee. Điều tương tự đã xảy ra với Nga và Trung Quốc.


“Phi đô la hóa” là thuật ngữ không còn mới. Phong trào này do Trung Quốc khởi xướng, “don đường” cho Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế. Về lâu dài, BRICS muốn vượt qua Mỹ phải tìm cách hạ bệ “đồng bạc xanh” – nơi quyền lực Mỹ trú ẩn.

Các cuộc thảo luận về tính khả thi của việc giới thiệu một đồng tiền chung diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức ở Nam Phi vào cuối năm nay. Điều này sẽ giúp các kế hoạch của BRICS nhằm thay thế đồng USD trong thương mại quốc tế sẽ đạt mức cao mới.

Hiện nay, nền kinh tế năng lượng – xương sống kinh tế Nga bị kìm kẹp bởi USD, hầu hết giao dịch dầu mỏ buộc thông qua hệ thống “petrodollars”. Rõ ràng, Kremlin không hề cảm thấy tự do trên thị trường dầu mỏ, khí đốt.


Những gì đến đã đến, phương Tây đã cấm vận Nga không được giao dịch qua hệ thống SWIFT, gây rối loạn ngành công nghiệp năng lượng, buộc nắn dòng về châu Á cho Ấn Độ và Trung Quốc.

Nắm trong tay “vũ khí năng lượng” rất hùng mạnh nhưng Nga chưa bao giờ được xem là cường quốc kinh tế. Nhu cầu thoát khỏi sự trói buộc của USD là thực tế. Nga công khai thách thức nhưng thế “đơn thương độc mã” khó thành công. Vì vậy, họ nhanh chóng bắt tay với Trung Quốc.

Trong khi Ấn Độ là tay chơi mới trong ván cờ mạo hiểm này. Ấn Độ từ trước tới nay cố gắng duy trì vị thế cân bằng giữa hai cực Đông – Tây, không gần gũi phương Tây, cũng không “bắt tay” Trung Quốc.

Trong lịch sử, cả 5 thành viên BRICS từng chịu áp lực cấm vận từ Mỹ. Không dừng lại ở đó, BRICS còn hướng đến thành lập rổ tiền tệ mới để sở hữu hệ thống thanh toán độc lập nhằm loại bỏ USD ra khỏi giao dịch.


Rate this post
Bài trướcPersonal Life of Leif Garrett and wife: Unveiling the Mystery of His Relationship Status, Is American Singer Married? Dating History And Relationship Timeline
Bài tiếp theoWhat is Stiff Person Syndrome? The ‘human statue’ condition afflicting Celine Dion

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây