Trang chủ Kinh doanh Làm homestay tại Nhơn Trạch và Lâm Đồng khiến nhà đầu tư...

Làm homestay tại Nhơn Trạch và Lâm Đồng khiến nhà đầu tư khóc ròng

155
0

Mô hình làm homestay tại Nhơn Trạch và Lâm Đồng thời gian qua nở rộ, nhiều nhà đầu dồn tiền vào các mảnh đất diện tích lớn tại Nhơn Trạch và Lâm Đồng với dự định phân lô bán nền và làm nhà vườn.

Mô hình Homestay tại Lâm Đồng
Mô hình Homestay tại Lâm Đồng

Tuy nhiên, do quy định phân lô bị siết chặt, làm nhà vườn không ăn thua, các nhà đầu tư này “tiến thoái lưỡng nan”, không thể nào bán được đất, chấp nhận vay tiền bạn bè, người thân sống để “chờ thời”.


Theo chia sẻ của anh Vũ Ngọc Ph (ngụ TP.HCM), cuối năm 2019 thấy tình hình dịch bệnh căng thẳng anh bán hết các lô đất nền tại các xã ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) đổ dồn vào đất công diện tích lớn để làm homestay và dự tính phân lô bán. Lúc này tình hình dịch bệnh Covid vào giai đoạn đầu ảnh hưởng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó, nhà đầu tư này nghĩ rằng xu hướng người dân sẽ chuộng nhà vườn để xây nhà homestay nghỉ dưỡng và tránh dịch. Những mảnh đất lớn sẽ phân thành nhiều lô và bán lại cho người dân.

Theo đó, sau khi bán hết các lô đất nền tậu được trước đó, anh Ph quyết định đầu tư đất diện tích lớn tại Đà Lạt và Nhơn Trạch (xã Vĩnh Thanh và Phước Khánh) với diện tích từ 1.000 đến 10.000m2 rất thích hợp để làm homestay. Đầu năm 2020, anh Ph tính bán ra một số sản phẩm để lấy tiền xây nhà ở quê cho ba mẹ. tuy nhiên việc mua bán không hề dễ như anh nghĩ. Dẫn khá nhiều khách xem đất, họ đều hỏi lên thổ cư (lên đất ở) hay chưa, tuy vậy, những sản phẩm anh Ph mua chờ thời chứ sao lên thổ cư được.

“Xác định mua những mảnh đất này, tôi nghĩ sau này tùy quy hoạch mà có thể lên thổ hay không (kiểu hên xui-PV) chứ hiện quy định phân lô gặp khó, rất khó “lách” để lên được thổ cư. Mà vì không có thổ cư nên khách không xuống tiền”, anh Ph tâm sự.


Còn riêng mảnh đất tại Đà Lạt Lâm Đồng cũng không khá khẩm hơn. Dự tính sẽ phân lô để bán cho dân làm nhà vườn tránh dịch, tuy nhiên, sau đó một thời gian, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam, anh Ph nhận ra nhà vườn homestay không mang lại hiệu quả như kì vọng. Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư cũng làm homestay tại các khu vực như Đà Lạt, Lâm Đồng… và trong số đó có khá nhiều người phải bán tháo để thu lại dòng tiền.

Cùng với đó, khi làm mô hình homestay này khi đi vào vận hành mới thấy nhiều bất cập như homestay khá xa trung tâm, ăn uống bất tiện, không có chỗ để đi chơi, giải trí, heo hút sợ cướp giật…vì thế, anh quyết định bán ra để thu lại dòng tiền, nhưng ngặt nỗi bán mãi cũng không có người “xuống tiền” mua.

“Năm 2020, tôi nghĩ, chắc do tình hình dịch bệnh nên bán khó, để thời gian nữa xem sao. Nhưng đến nay, đã 2 năm do kẹt dòng tiền và bán hạ giá so với giá mua vào nhưng tôi vẫn khốn khổ vì không kiếm được khách mua. Nói thật, 2 năm nay tôi đi mượn tiền để tiêu xài, cũng may, có một số người bạn thân cho vay tiền chứ cũng không biết xoay sở ra sao”, nhà đầu tư này giãi bày.


Được biết, dù không có tiền mặt nhưng khối tài sản mà nhà đầu tư này có được từ BĐS cũng khá lớn (đầu tư BĐS từ năm 2015). Hiện tại, do không bán được đất nên gặp khó khăn về dòng tài chính để chi tiêu. Anh Ph cũng không phải vay ngân hàng nên áp lực nợ vay cũng không có. “Nói thật, tôi chỉ chọn sai con đường (sai sản phẩm) từ năm 2019 nên mới khốn khổ như vậy, chứ còn trước đó, tôi đầu tư BĐS khá trúng mánh. Dòng tiền bây giờ nằm hết ở trong đất…”, anh Ph cho hay.

Một trường hợp NĐT trái ngược với cách chọn sản phẩm của anh Ph là anh N (cũng ngụ tại Tp.HCM, là bạn thân của anh Ph). Khi anh Ph bán các sản phẩm đất nền ở Nhơn Trạch chốt lời và nghĩ rằng giá đã lên cao kịch nóc rồi, thì anh N lại nghĩ đất liền thổ (có sổ đỏ) tuy diện tích nhỏ, nhưng độ an toàn cao hơn và ít rủi ro hơn so với làm homestay. Đối với những khách hàng đầu tư bận rộn không có thời gian đi kiểm tra quy hoạch họ sẽ lựa chọn những khu dân cư, khu dự án, khu tái định cư sổ sách có sẵn để đầu tư vừa nhanh gọn lại không mất thời gian đi kiểm tra quy hoạch.

Vì nghĩ vậy, anh N lại bán các sản phẩm đất công diện tích lớn tại Cẩm Mỹ, Lâm Đồng và Nhơn Trạch, dồn hết tiền vào mua các sản phẩm sổ sách rõ ràng tại các xã của Nhơn Trạch (Đồng Nai). Vì nhận thấy tiềm năng của khu vực này khá lớn nên anh vẫn chưa có ý định bán các mảnh này và vẫn tiếp tục mua vào.


Theo chia sẻ, năm 2020, anh N cần tiền mua xe có bán bớt 2 mảnh lời mỗi mảnh gần 1 tỷ, trong khi số vốn bỏ ra để mua 2 nền này chỉ hơn 1 tỷ đồng. Cuối năm 2020, việc làm ăn thuận lợi nên anh N lại mua tiếp 3 nền đất có sổ tại Nhơn Trạch, hiện nay mỗi nền nhà đầu tư này có thể lời hơn 200-300 triệu đồng.

Như vậy để thấy, sản phẩm BĐS giá trị thật thì luôn có tính thanh khoản cao dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Theo các nhà đầu tư, không thể phủ nhận, nhu cầu mua bán và ở trong các sản phẩm đất liền thổ luôn luôn cao hơn nhu cầu mua dạng sản phẩm làm nhà vườn tận hưởng – chỉ dành cho một số đối tượng nhất định trên thị trường (không dành cho số đông).

Từ hai câu chuyện trên để thấy, cách chọn sản phẩm, vị trí, xu hướng thị trường quyết định rất nhiều đến sự thành bại của nhà đầu tư.


Rate this post
Bài trướcThái Nguyên dành 13.000 tỷ đồng đưa Đại Từ đạt chuẩn Thị xã vào năm 2025
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch sử dụng đất thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đến 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây