Trang chủ Quy hoạch Lâm Đồng định hướng phát triển 5 hành lang kinh tế kết...

Lâm Đồng định hướng phát triển 5 hành lang kinh tế kết nối bằng một trục giao thông

300
0

Theo Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, 5 hành lang kinh tế là kênh giao thương giữa các khu chức năng, được bố trí dọc hành lang, kết nối với nhau bằng một trục giao thông.

Lâm  Đồng, vùng đất Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên ( Lâm Viên, Di Linh và Bào Lộc) là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.


Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km.

Các tuyến quốc lộ: 20, 55,27,27C, 28, 28B và đường Đông Trường Sơn, như vậy hệ thống giao thông đối ngoại nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội hữu cơ với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên đến nay có cao tốc gần 20 km.

Hành lang phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng

Ở phạm vị Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hành lang kinh tế là kênh giao thương giữa các khu chức năng, được bố trí dọc hành lang, kết nối với nhau bằng một trục giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống…) và hạ tầng kỹ thuật: (cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc); giữ vai trò liên kết và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phân phối lưu thông, tiêu dùng, định cư, nghỉ dưỡng; và sự phát triển KT-XH toàn tỉnh. Với 05 Hành lang kinh tế như sau:


(1) Hành lang kinh tế Đông – Tây (cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, Cao tốc Đà Lạt – Cam Ranh; QL.20 – QL.27C, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Lâm Đồng- Khánh Hòa)
(2) Hành lang kinh tế Đông – Tây (Đường tỉnh 725, đường tỉnh 721);
(3) Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.28, kết nối Đắk Nông – Di Linh (Lâm Đồng) – Bình Thuận);
(4) Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.27, kết nối Đắk Lắk – Lâm Đồng – Ninh Thuận và QL 28B kết nới Lâm Đồng – Bình Thuận);
(5) Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.55, kết nối Đắk Nông – Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Bình Thuận và QL55B, Bình Phước – Lâm Đồng – Bình Thuận).

Hành lang kinh tế của tỉnh Lâm Đồng
Hành lang kinh tế của tỉnh Lâm Đồng

Phương án phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây (cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, Cao tốc Đà Lạt – Cam Ranh; QL.20 – QL.27C, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Lâm Đồng- Khánh Hòa)

Ranh giới nghiên cứu của hành lang kinh tế Đông – Tây khoảng 153.715ha, đi qua 9 huyện/thành phố và 64 xã/phường. Đối với tuyến QL 20 và 27C, hướng tuyến với điểm đầu tại huyện Lạc Dương, điểm cuối tại huyện Đạ Huoai, tuyến đi qua các khu vực đất nông nghiệp, đường giao thông hiện hữu của các huyện Lạc Dương, TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai. Cụ thể:


  • Điểm đầu: QL.27C xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng;
  • Điểm cuối: QL.20 xã Hà Lâm, huyện Đa Huoai, tỉnh Lâm Đồng;

Đối với đoạn cao tốc 25 chủ yếu đi qua địa phận TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương; Đối với tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt (ký hiệu toàn tuyến là CT.27 là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sơ đồ Cấu trúc hành lang kinh tế Đông - Tây (cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, Cao tốc Đà Lạt - Cam Ranh; QL.20 - QL.27C
Sơ đồ Cấu trúc hành lang kinh tế Đông – Tây (cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, Cao tốc Đà Lạt – Cam Ranh; QL.20 – QL.27C

Nhìn chung hành lang kinh tế Đông – Tây (cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, Cao tốc Đà Lạt – Cam Ranh; QL.20 – QL.27C, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Lâm Đồng Khánh Hòa)có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng như khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung.

QL 20 đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là tuyến đường huyết mạch nối TP Hồ Chí Minh đi đến các nơi trong khu vực Tây Nguyên, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo vấn đề an ninh – quốc phòng.


Đường cao tốc Dầu Giây Liên Khương khi hoàn thành sẽ thay đổi diện mạo tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

Phương án phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây (Đường tỉnh 725, đường tỉnh 721)

Ranh giới nghiên cứu của HLKT Đông – Tây khoảng 460,21ha, đi qua 7 huyện/thành phố và 29 xã/phường. Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (đường tỉnh 725, đường tỉnh 721) được nghiên cứu hướng tuyến với điểm đầu tại TP Đà Lạt, điểm cuối tại huyện Cát Tiên, cụ thể:

  • Điểm đầu: DT.725 phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;
  • Điểm cuối: DT.721 xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng;

Chiều dài tuyến khoảng 219.72km, trong đó: đoạn ĐT.721 dài 45,22km; đoạn ĐT.725 dài 174,5km; Tuyến đi qua các đường giao thông hiện hữu của các huyện Cát Tiên, huyện Đạ Tẻh, huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh, huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, TP Đà Lạt.

Hành lang kinh tế Đông – Tây (DT725, DT721) có vai trò rất lớn trong vùng động lực của tỉnh, vành đai kết nối nối các vùng chức năng và còn là khung bảo vệ thiên nhiên của tỉnh Lâm Đồng.

Sơ đồ Cấu trúc hành lang kinh tế Đông - Tây (Đường tỉnh 725, đường tỉnh 721)
Sơ đồ Cấu trúc hành lang kinh tế Đông – Tây (Đường tỉnh 725, đường tỉnh 721)

Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.28, kết nối Đắk Nông – Di Linh (Lâm Đồng) – Bình Thuận)

Tuyến đường Hành lang kinh tế Bắc – Nam được nghiên cứu dựa trên hướng tuyến của tuyến QL28 Đắc Nông – Bình Thuận đi qua địa giới của Di Linh ( Lâm Đồng). Phạm vi nghiên cứu thuộc các khu vực phát triển vùng chuyên canh, rừng phòng hộ, rừng sản. Cụ thể như sau:

  • Đi qua địa phận huyện Di Linh (xã Định Trang Thượng, xã Tân Lâm, xã Tân Thượng, xã Tân Châu, TT Di Linh, xã Gung Ré, xã Gia Bắc), huyện Lâm Hà (xã Tân Thanh).
  • Đi qua 2 huyện và 8 xã Diện tích nghiên cứu khoảng 163.468 ha.

Phát triển QL28 là một trong ba hành lang kinh tế Bắc Nam giúp thúc đẩy kinh tế của tỉnh Lâm Đồng. Đưa vị trí của Di Linh thành tâm điểm kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác du lịch, vận chuyển hàng hóa, nông nghiệp. Từng bước hoàn chỉnh hệ thông giao thông theo hướng hiện đại, liên kết thuận lợi với các phương thức vận tải khác, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, chủ động và hiệu quả, tiết kiệm chi phí xã hội dọc tuyến HLKT Bắc – Nam.

Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc - Nam -QL.28
Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc – Nam -QL.28

Trong những năm tới sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp phát triển QL 28 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe. Để thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải với chất lượng cao, kết nối được với các phương tiện vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị.

Hành lang kinh tế Bắc – Nam (CT26, QL.27, kết nối Đắk Lắk – Lâm Đồng – Ninh Thuận và QL 28B kết nới Lâm Đồng – Bình Thuận)

Tuyến đường HLKT Bắc – Nam được nghiên cứu dựa trên hướng tuyến của đường QL27 và 1 đoạn QL20 kéo dài xuống QL28B kết nối 04 tỉnh Đắk Lắk – Lâm Đồng – Ninh Thuận- Bình Thuận. Phạm vi nghiên cứu thuộc các khu vực hành chính có tuyến đường trực tiếp đi qua trong phạm vi khoảng 2000m. Hành lang kinh tế đi qua tổng cộng 4 huyện và 23 TT, xã.

Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.27, kết nối Đắk Lắk – Lâm Đồng – Ninh Thuận và QL 28B kết nới Lâm Đồng – Bình Thuận) là tuyến giao thông chiến lược kết nối ba vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đưa vị trí của Đức Trọng thành tâm điểm kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác và vận chuyển hàng hóa, khoáng sản ra các tỉnh lân cận.

Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc - Nam (CT26, QL.27, QL 28B)
Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc – Nam (CT26, QL.27, QL 28B)

Trung tâm trọng điểm là khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái hồ Đại Ninh, kết nối với các điểm du lịch: thác Liên Khương, Gougah, Pongour, Bảo Đại, kết nối với khu nông nghiệp công nghệ cao, cảnh quan rừng, khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương, làng nghề dệt thổ cẩm K’long (Hiệp An),…

Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.55, kết nối Đắk Nông – Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Bình Thuận và QL55B, Bình Phước – Lâm Đồng – Bình Thuận)

Tuyến đường HLKT Bắc – Nam (QL.55, kết nối Đắk Nông – Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Bình Thuận) được nghiên cứu dựa trên hướng tuyến của tuyến QL.55. QL 55 sẽ nối dài từ ngã ba Đại Bình (giao giữa QL QL20 Km123+900 với QL QL55 và kết nối vào đường ĐT 725 đi qua địa giới của tỉnh Lâm Đồng.

Đây là tuyến HLKT tạo nên hệ thống giao thông chiến lược kết nối ba vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đưa vị trí của Bảo Lộc thành tâm điểm kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác và vận chuyển hàng hóa, khoáng sản ra các tỉnh lân cận, đặc biệt là kết nối đến các cảng: Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Gò Dầu (Đồng Nai), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).

Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc - Nam (QL.55, QL55B)
Sơ đồ Cấu trúc Hành lang kinh tế Bắc – Nam (QL.55, QL55B)

Phương án cải tạo, nâng cấp, nối dài QL 55 còn là mấu chốt kinh tế du lịch, rút ngắn hơn 100km từ Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên, tăng lượt du khách khi không phải vòng theo QL 20, 27, 28 như trước. Bước đột phá du lịch đặc sắc khi kết nối chuỗi loại hình: Biển (Vũng Tàu), suối nước nóng (Bình Châu), hồ – núi (Đà Lạt, Bảo Lộc), giúp du khách tận hưởng dịch vụ tối ưu. QL 55 đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng dài 94 km, trong thời gian tới sẽ kéo dài QL 55 phát triển về phía Tây Bắc, từ QL20 tại ngã 3 Lộc Sơn (TP Bảo Lộc) đi theo đường ĐT.725 hiện hữu qua TT. Lộc Thắng – xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) và đường thủy điện Đồng Nai 4, sau đó nối vào QL28 ở địa phận tỉnh Đắc Nông có chiều dài 70km. Đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III 2 làn xe.

Tham khảo thêm:

Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉn Lâm Đồng đến 2030, tầm nhìn đến 2050


Rate this post
Bài trướcCrypto là gì? Những kiến thức cần nắm khi tham gia thị trường Crypto
Bài tiếp theoThanh Hóa nâng cấp đường Xuân Thiên – Ngọc Phụng thành đường tỉnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây