Trang chủ QH giao thông Lâm Đồng đề xuất xây dựng dự án cao tốc Tân Phú...

Lâm Đồng đề xuất xây dựng dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

132
0

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có tổng chiều dài tuyến khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc rút ngắn thời gian từ TP.HCM lên Đà Lạt nhanh hơn 4 tiếng

Mới đây, tại Công văn số 4497/UBND-GT của UBND tỉnh Lâm Đồng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương dầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP.


Trong tờ trình lần này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cập nhật đầy đủ hồ sơ chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.

Tổng chiều dài tuyến Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện: Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc). Điểm đầu tại Km 60+100 (trùng với điểm cuối Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú) tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối Dự án tại Km 126+360 (lý trình đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Quy mô nền đường tối thiểu là 13,5m (2 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp); các đoạn tuyến đào sâu, đắp cao được nghiên cứu theo quy mô nền đường 22 m, tạo thuận lợi cho giai đoạn mở rộng hoàn chỉnh; các đoạn vượt xa bố trí mặt cắt ngang với quy mô 4 làn xe cơ giới.


Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư đạt quy mô nền đường rộng 22 m với 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp. Trong giai đoạn phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022 đến năm 2025; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035.

Dự kiến tổng diện tích sử dụng đất của Dự án khoảng 455 ha, trong đó diện tích xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21 ha, gồm 123,37 ha rừng tự nhiên và 69.85 ha rừng trồng.

Đây là đề xuất dự án của liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung, với tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng; vốn huy động khác là 8.260 tỷ đồng.


Dự án Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thu phí hoàn vốn trong vòng 23 năm 4 tháng với mức phí khởi điểm là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm so với phương án tài chính. Phần doanh thu tăng sẽ được tính toán ở bước tiếp theo.

Thông tin dự án:

  • Tên dự án: Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
  • Chiều dài tuyến khoảng 66 km. Trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km
  • Điểm đầu tại Km 60+100 (trùng với điểm cuối Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú) tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20 thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
  • Điểm cuối Dự án tại Km 126+360 (lý trình đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương), giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
  • Giai đoạn thực hiện: từ năm 2022 đến năm 2025
  • Quy mô sử dụng đất: khoảng 455 ha
  • Chủ đầu tư: Liên danh các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung.
  • Hình thức đầu tư: PPP
  • Tổng mức đầu tư: 16.220 tỷ đồng
  • Thời gian thu phí: 23 năm 4 tháng với mức phí khởi điểm là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn.



Rate this post
Bài trướcCác khu công nghiệp – Cụm công nghiệp tại Thanh Hóa?
Bài tiếp theoGiá xăng tăng cao, chọn xe hạng A loại nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây