Trang chủ Công nghiệp Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp An Giang...

Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp An Giang đến 2030

59
0

Tỉnh An Giang, một trong những tỉnh thành phía Nam Việt Nam, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng với những tiềm năng và đặc thù của địa phương, An Giang được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp tiên tiến. Để tăng cường và đẩy mạnh sự phát triển này, các khu công nghiệpcụm công nghiệp trên địa bàn An Giang đang được quy hoạch một cách chi tiết và xây dựng hạ tầng hoàn thiện.

Với mục tiêu phát triển bền vững và chủ động, tỉnh An Giang đã xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2030, với mong muốn tạo ra một bước đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại An Giang, đồng thời đánh giá những tiềm năng và thách thức trong quá trình thực hiện kế hoạch này.


Chú ý: Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)

Hiện trạng khu, cụm công nghiệp tỉnh An Giang

Thông tin về Khu công nghiệp:

Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh An Giang có 05 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất tự nhiên là 856,94 ha (chiếm khoảng 0,25% diện tích toàn tỉnh). Đến nay, 03 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích khoảng 219,75 ha, trong đó 02 KCN đang hoạt động.

– Khu công nghiệp Bình Long, huyện Châu Phú: Được thành lập theo Quyết định số 94/QĐ- UBND ngày 16/01/2007 của UBND tỉnh An Giang, với quy mô 30,57 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 17,20 ha (chưa bao gồm Cảng Bình Long, diện tích 2,01 ha). Đã hoàn thành


Khu công nghiệp Bình Long (mở rộng), huyện Châu Phú, quy mô khoảng 120ha, đang chờ các cấp thẩm quyền hướng dẫn thủ tục điều chỉnh vị trí quy hoạch đối với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 mở rộng KCN Bình Long cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương, tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

– Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành: Được thành lập tại Quyết định số 1183/QĐ- UBND ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với quy mô 131,78 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 100 ha. Đã hoàn thành

Khu công nghiệp Bình Hòa (mở rộng), huyện Châu Thành, quy mô khoảng 120ha: Đang chờ các cấp thẩm quyền hướng dẫn thủ tục điều chỉnh vị trí quy hoạch đối với quy hoạch mở rộng KCN Bình Hòa cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương, tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp;


– Khu công nghiệp Xuân Tô, thị xã Tịnh Biên (khu vực cửa khẩu Tịnh Biên thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang): Được UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số 328/2004/QĐ-UB ngày 02/3/2004, với quy mô 57,4 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê 31,42 ha. Đã hoàn thành

– Khu công nghiệp Hội An, huyện Chợ Mới: Đã có nhà đầu tư hạ tầng thực hiện hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Hội An; nhưng do gặp khó khăn khi thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, nên nhà đầu tư đã xin dừng thực hiện Dự án và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại Công văn số 2556/VPUBND-KTN ngày 01/6/2020.

– Khu công nghiệp Vàm Cống, thành phố Long Xuyên: Hiện đã có nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án phát triển hạ tầng KCN với quy mô 196 ha, hiện đang trong quá trình thực hiện hồ sơ chủ trương đầu tư dự án. Hiện nay KCN đã được UBND tỉnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Vàm Cống.


Thông tin về Cụm công nghiệp:

Hiện nay, An Giang có 07 cụm công nghiệp đang hoạt động, cụ thể như sau:

1- Cụm công nghiệp An Phú – Thị trấn An Phú – Huyện An Phú – Diện tích 18,4 ha.

2- Cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ – Phường Vĩnh Mỹ – TP. Châu Đốc – Diện tích 13,29 ha

3- Cụm công nghiệp Mỹ Quý – Phường mỹ Quý – TP. Long Xuyên – Diện tích 13,54 ha

4- Cụm công nghiệp Tân Trung – Xã Tân Trung – Huyện Phú Tân – Diện tích 21,52 ha

5- Cụm công nghiệp Long Châu – Phường Long Châu – Thị xã Tân Châu – Diện tích 12,3 ha

6- Cụm công nghiệp Phú Hoà – Thị trấn Phú Hoà – Huyện Thoại Sơn – Diện tích 11,37 ha

7- Cụm công nghiệp Tân Thành – Xã Vọng Thê – Huyện Thoại Sơn – Diện tích 17,82 ha.

Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh An Giang

Phương án phát triển khu công nghiệp

Mục tiêu

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể hóa tầm nhìn đưa An Giang trở thành trung tâm công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm của vùng ĐBSCL vào năm 2050.

Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện đã được quy hoạch, trước hết là Khu công nghiệp Hội An, Khu công nghiệp Vàm Cống theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Định hướng phát triển

a) Giai đoạn 2021-2025: Dự kiến phát triển 05 Khu công nghiệp đã có trong quy hoạch như sau:

– Khu công nghiệp Bình Long: quy hoạch tại xã Bình Long và xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.

– Khu công nghiệp Bình Hòa: quy hoạch tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành.

– Khu công nghiệp Xuân Tô: mời gọi nhà đầu tư sản xuất kinh doanh tại phần diện tích 57,4 hiện hữu đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản (hệ thống giao thông, điện, thoát nước, cổng chào) và mời gọi nhà đầu tư phát triển hạ tầng cho phần diện tích 99,54 ha mở rộng hoặc cả khu.

– Khu công nghiệp Vàm Cống: diện tích theo quy hoạch đến năm 2030 là 200 ha tại phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên.

– Khu công nghiệp Hội An: diện tích theo quy hoạch đến năm 2030 là 100 ha tại xã Hội An, huyện Chợ Mới.

b) Giai đoạn 2026-2030: 

Các KCN đã được quy hoạch

Căn cứ trên cơ sở tình hình hoạt động, điều kiện thực tế và tỷ lệ lấp đầy của các

Khu công nghiệp Bình Long, Bình Hòa, Xuân Tô, Vàm Cống và Hội An, nghiên cứu mở rộng diện tích các Khu công nghiệp trên lên quy mô 300-400 ha nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư vào các KCN.

Các KCN đề xuất thành lập mới

Danh sách khu công nghiệp được quy hoạch tại An Giang
Danh sách khu công nghiệp được quy hoạch tại An Giang

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 215 km, quy mô 4 làn xe dự kiến được triển khai thi công xây dựng trong giai đoạn 2023 – 2025, cơ bản hoàn thành vào năm 2025, kết nối cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, tỉnh An Giang với các tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và cảng Trần Đề, tạo cơ hội cho hàng hóa của tỉnh và huyện tiếp cận thị trường rộng lớn các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và xuất khẩu sang các nước Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.

Dự án Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng sẽ khơi thông tuyến hành lang hướng về biên giới Tây Nam (Campuchia, Lào) đồng thời tạo cơ hội kết nối hệ thống đô thị dọc theo tuyến này Châu Đốc – Thoại Sơn – Tp. Cần Thơ – Tp. Ngã BảyTp. Sóc Trăng góp phần hình thành hành lang đô thị – công nghiệp dọc tuyến cao tốc, tạo bước ngoặc lớn về thu hút kêu gọi đầu tư vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, ĐT 945 dự kiến được xây dựng mới đoạn từ QL.91, cầu Năng Gù đến xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt nhựa rộng 7m, nền 9m, lộ giới 29m, hoàn thành trước 2025, giai đoạn 2026-2030 quy hoạch thành QL.80C.

Đây là điều kiện rất thuận lợi kết nối An Giang với trục QL N2 và kết nối với QL 80 tỉnh Kiên Giang với cảng Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang với khoảng cách 70-80 km. Sự hội tụ của các yếu tố hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn để hình thành các KCN mới dọc tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 205073, cảng Hòn Chông được quy hoạch là cảng tổng hợp, hàng lỏng/khí và bến khách, có khả năng tiếp nhận cỡ tàu trọng tải đến 15.000 DWT. Việc cảng Hòn Chông được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động như quy hoạch dự kiến sẽ tạo thuận lợi rất lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu đối với các KCN thành lập mới song song với hệ thống kết cấu hạ tầng lớn được triển khai trong vùng, trong tỉnh.

Trong thời kỳ 2021-2030, song song với quá trình hình thành xây dựng và hoàn thành tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng74, quy hoạch chuyển cấp ĐT 945 thành QL 80C, ĐT 958 thành QL N2. Việc nghiên cứu thành lập mới các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, sẽ tạo bước đột phá mới, sức bật mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang, đặc biệt góp phần vào việc đảm bảo các tiêu chí nâng loại đô thị đối với Thoại Sơn trong tương lai gần.

Sơ đồ bó trí quy hoạch Khu công nghiệp tại An Giang
Sơ đồ bó trí quy hoạch Khu công nghiệp tại An Giang

Do vậy, sau khi các công trình hạ tầng lớn như cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (dự kiến hoàn thành vào năm 2025), QL 80C, QL N2 và cảng Hòn Chông được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, đề xuất thành lập mới KCN An Nông, xã An Nông huyện Tịnh Biên, quy mô 500 ha; thành lập mới KCN Định Thành, quy mô 300 ha, xã Định Thành nằm dọc trục đường tỉnh 943 trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về điều kiện kết cấu hạ tầng của tỉnh, của vùng.

Định hướng ngành nghề thu hút vào các KCN trên địa bàn tỉnh: các ngành công nghiệp chế biến nâng cao chuỗi giá trị cho các sản phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh.

Phương án phát triển cụm công nghiệp

Giai đoạn 2021-2025

  • Cụm công nghiệp Tân Trung giai đoạn 2, quy mô 47,25 ha.
  • Cụm công nghiệp Phú Hòa, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, quy mô 20 ha.
  • Cụm công nghiệp Hòa An, Xã Hòa An, Huyện Chợ Mới, tiếp tục đầu tư 75 ha.
  • Cụm công nghiệp Lương An Trà, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, quy mô 15,52 ha.
  • Cụm công nghiệp Lương An Trà 2, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, quy mô 55 ha.
  • Cụm công nghiệp Núi Tô, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 15 ha.
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Bình, Xã Vĩnh Bình, Huyện Châu Thành, đầu tư mở rộng lên 50 ha.

Giai đoạn 2026-2030

Bố trí vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng; thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp có tiềm năng cao. Có 07 cụm công nghiệp có tiềm năng trong thu hút đầu tư, lợi thế phát triển cùng vùng nguyên liệu, đã có hạ tầng chỉ cần chính sách thu hút đầu tư, danh mục ngành ưu tiên, hoặc chính sách ưu đãi thì sẽ phát triển; hoặc doanh nghiệp tự thỏa thuận mua đất đầu tư hoạt động.

Bản đồ quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh An Giang
Bản đồ quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh An Giang
  • Cụm công nghiệp An Phú, thị trấn An Phú, huyện An Phú: Tiếp tục thu hút và phát triển 40 ha.
  • Cụm công nghiệp Định Thành, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn: Tiếp tục đầu tư 50,46 ha.
  • Cụm công nghiệp An Cư, xã An Cư, huyện Tịnh Biên: Tiếp tục đầu tư 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Hòa Bình, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới: Tiếp tục đầu tư 75 ha.
  • Cụm công nghiệp Núi Tô, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng 60 ha.
  • Cụm công nghiệp Tân Thành, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn: tiếp tục đầu tư 25 ha.
  • Cụm công nghiệp An Nông, xã An Nông, huyện Tịnh Biên: Tiếp tục đầu tư 70 ha.
  • Cụm công nghiệp Lương An Trà 3, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, quy mô 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Mỹ Phú 2, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, quy mô 52,95 ha.
  • Cụm công nghiệp Mỹ Phú 3, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, quy mô 50,06 ha.

Giai đoạn 2031-2050

Các cụm công nghiệp hiện chưa có hạ tầng, hiện trạng là đất lúa là 14 cụm công nghiệp có thể phân kỳ đầu tư sau 2030, ưu tiên các ngành nghề công nghệ cao, ưu đãi thu hút đầu tư để có tránh lãng phí nguồn lực của tỉnh.

  • Cụm công nghiệp Hòa Bình Thạnh, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành: Đầu tư 55 ha.
  • Cụm công nghiệp Nhơn Mỹ, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới: Đầu tư 75 ha.
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc: Tiếp tục thu hút, phát triển 75 ha ở vị trí mới
  • Cụm công nghiệp Long Sơn, phường Long Sơn, thị xã Tân Châu: Đầu tư 75 ha.
  • Cụm công nghiệp Vĩnh Xương, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu: Đầu tư 20 ha.
  • Cụm công nghiệp Long An, xã Long An, thị xã Tân Châu: Đầu tư 20 ha.
  • Cụm công nghiệp Châu Phong, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu: Đầu tư 30 ha.
  • Cụm công nghiệp An Phú, xã An Phú, huyện Tịnh Biên: Tiếp tục đầu tư 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Long Bình, thị trấn Long Bình, huyện An Phú: Tiếp tục thu hút, phát triển 40 ha.
  • Cụm công nghiệp Chợ Vàm, thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân: Đầu tư 11,7 ha.
  • Cụm công nghiệp Cô Tô, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn: Tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Phú Bình, xã Phú Bình, huyện Phú Tân: Đầu tư 30 ha.
  • Cụm công nghiệp Bình Thạnh Đông, Xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân: Đầu tư 28,8 ha.
  • Cụm công nghiệp Long Giang, xã Long Giang 42 ha
  • Cụm công nghiệp Long Điền A, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, quy mô 5 ha

Phương án phát triển khu công nghệ cao

Giai đoạn 2021-2030, định hướng hình thành Khu Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh An Giang (gắn với mô hình điện năng lượng mặt trời) và trung tâm Nghiên cứu giống rau, hoa, dược liệu vùng ĐBSCL trên cơ sở mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất hiện hữu của Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, quy mô từ 36 ha lên 200 ha. Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô khoảng 1000 ha tại khu vực xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú.

Giai đoạn 2031-2050, đẩy mạnh sự hợp tác với các viện trường từng bước đưa Trung tâm CNSH tỉnh (diện tích 200 ha) thành đầu mối Nghiên cứu giống và quy trình canh tác, chế biến rau, hoa, dược liệu, định hướng hình thành Khu Công nghệ cao tỉnh An Giang, bao gồm: Khu Công nghiệp sinh học, Khu Nông nghiệp công nghệ cao và trung tâm Nghiên cứu rau, hoa, dược liệu) tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, quy mô 500 ha.

Tổng hợp – Quy hoạch tỉnh An Giang đến 2030

(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh An Giang : Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn.)

Tài liệu kèm theo:


4.7/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch phát triển đô thị tỉnh An Giang đến 2030: Giải pháp cho sự phát triển bền vững
Bài tiếp theoThách thức và giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững tại An Giang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây