Trang chủ Bất động sản Gỡ nút thắt cho các dự án trọng điểm tại khu kinh...

Gỡ nút thắt cho các dự án trọng điểm tại khu kinh tế Nghi Sơn

181
0

Hiện nay, việc triển khai thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp tại khu kinh tế Nghi Sơn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những dự án trọng điểm.

Khu kinh tế Nghi Sơn. (Ảnh: Công Thương).
Khu kinh tế Nghi Sơn. (Ảnh: Công Thương).

Mới đây, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trong tỉnh (KKTNS&CKCN) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm tại khu kinh tế Nghi Sơn.


Hiện nay, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh đang tập trung giải quyết 29 dự án đầu tư từ năm 2020 trở về trước.

Tuy nhiên, có hai dự án lớn là đường từ Quốc lộ 1A đến điểm đầu tuyến đường Đông Tây 4 đi cảng Nghi Sơn năm 2021 mới thu ứng được 20 tỷ đồng, còn dư ứng xây lắp là 229,7 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trục chính phía tây khu kinh tế Nghi Sơn dư ứng xây lắp 216,9 tỷ đồng (trong đó CTCP Tập đoàn xây dựng Miền Trung dư ứng 210,2 tỷ đồng). Việc thu hồi dư ứng tại 2 dự án này rất chậm, đến nay nhà thầu vẫn không tập trung thi công.


Ngoài ra, còn 5 dự án có chủ trương đầu tư từ các năm 2008, 2009, 2012 nhưng đã dừng triển khai từ nhiều năm. Hiện các dự án không còn phù hợp với quy hoạch chung của KKT Nghi Sơn nên không có tính khả thi…

Ngoài ra đối với dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, chủ đầu tư chưa triển khai xây dựng hệ thống sự cố kết hợp hồ sinh học theo yêu cầu của Bộ TN&MT do quy trình nội bộ về đấu thầu, thiết kế phức tạp; việc đấu nối đường ống với các dự án tổng kho xăng dầu trong Khu KTNS chưa được Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn thống nhất.

Dự án số 1, tổ hợp hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn của Tập đoàn hoá chất Đức Giang đang thực hiện lập ĐTM nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của 130 hộ dân ở thôn Lâm Quảng, xã Tân Trường nên chưa đủ điều kiện trình Bộ TN&MT thẩm định, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng khác,…


Đại diện các doanh nghiệp cũng kiến nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết và trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhiều vấn đề như việc cấp phép thăm dò khoáng sản đối với Tổ hợp dự án Nhà máy xi măng Đại Dương; điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh; điều chỉnh cải tạo, nâng cấp dây chuyền 1 của dự án Nhà máy xi măng Công Thanh,…

Đến nay KKT Nghi Sơn đã thu hút được 270 dự án, bao gồm 251 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư là 136.616 tỷ đồng và 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 13.038 triệu USD.

131 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm các dự án công nghiệp nặng Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 1, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 và 2…


Phát biểu trong cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước khiến một số “điểm nghẽn” chậm được tháo gỡ, ảnh hưởng đến sự phát triển của KKT Nghi Sơn.

Đồng thời ông cho biết trong thời gian tới khối lượng giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư tại xã Nghi Sơn còn lớn với nhiều tính chất phức tạp. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Nếu không có mặt bằng sạch thì sẽ không thể có đầu tư trong KKT Nghi Sơn.

Ngoài ra, Chủ tịch yêu cầu tập trung cho việc lập quy hoạch (quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu chức năng). Quy hoạch phải đi trước một bước, làm căn cứ, cơ sở để thu hút đầu tư.

V.P


Rate this post
Bài trướcBà Lê Thị Giàu cho biết “Tôi đủ căn cứ để đòi bồi thường 1.000 tỷ”
Bài tiếp theoNhiều Doanh nghiệp lớn đang hiện diện tại Thái Nguyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây