Trang chủ Chứng khoán Giao dịch chứng khoán chiều 10/3: Ngắt mạch tăng

Giao dịch chứng khoán chiều 10/3: Ngắt mạch tăng

89
0

Mặc dù bảo toàn thành công vùng giá 1.050 điểm nhưng thị trường đã có phiên cuối tuần không mấy tích cực khi chỉ số VN-Index ngắt mạch 4 phiên tăng liên tiếp.

Những tưởng niềm vui vẫn còn kéo dài thêm khi dòng tiền nội và ngoại đã tham gia sôi động hơn trong những phiên gần đây, tiếp sức cho thị trường duy trì đà khởi sắc. Điển hình như phiên hôm qua ngày 9/3, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.050 điểm với giá trị giao dịch lần đầu tiên trong 10 phiên gần đây đạt trên 10.000 tỷ đồng, đồng thời nhà đầu tư ngoại vẫn mua ròng gần 200 tỷ đồng.


Tuy nhiên, áp lực bán đã xuất hiện khiến thị trường quay đầu giảm điểm, chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Trong khi hầu hết các nhóm ngành lớn đều điều chỉnh, thì một vài điểm sáng như nhóm ngành du lịch và giải trí, cùng nhóm nhóm hàng không được dự báo có triển vọng tốt vẫn ngược dòng thành công.

Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 10/3
Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 10/3

Thị trường đang test lại ngưỡng kháng cự 1.050 điểm và đã không giữ được mốc này khi tạm dừng phiên sáng tại vùng giá thấp nhất trong phiên. Điều đáng nói là thanh khoản thị trường trở lại trạng thái èo uột.

Bước sang phiên giao dịch chiều, sau gần 1 giờ nỗ lực kéo lên vùng giá tham chiếu nhưng bất thành do lực cầu khá yếu, chỉ số VN-Index đã giật lùi về dưới mốc 1.050 điểm.


Tuy nhiên, sự hồi phục của nhiều mã lớn và bé đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên và test lại thành công ngưỡng 1.050 điểm. Dù vậy, với trạng thái thị trường không mấy khả quan khi sắc đỏ vẫn là chủ đạo, chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm nhẹ và thanh khoản ở mức thấp.

Đóng cửa, sàn HOSE có 135 mã tăng và 256 mã giảm, VN-Index giảm 2,95 điểm (-0,28%) xuống 1.053 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 508,59 triệu đơn vị, giá trị hơn 8.745 tỷ đồng, giảm 16,49% về khối lượng và 18,49% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 51,81 triệu đơn vị, giá trị 842,48 tỷ đồng.

Với sự trở lại của bộ 3 nhà Vingroup, trong đó VRE tăng 3,7%, VHM tăng 1,1% và VIC tăng nhẹ 0,2%, đã giúp nhóm bất động sản lấy lại sắc xanh, bất chấp số mã giảm điểm chiếm áp đảo trong ngành.


Nhóm tăng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, với sự đóng góp chính đến từ cổ phiếu MSN khi nới rộng biên độ, kết phiên tăng 3,84%, là mã tăng tốt nhất trong rổ VN30, đồng thời thanh khoản khá sôi động với hơn 1,4 triệu đơn vị khớp lệnh thành công.

Nhóm cổ phiếu thép cũng le lói sắc xanh với bộ 3 gồm HSG, HPG và NKG tăng nhẹ trên dưới 0,5%. Trong đó, HSG vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường, đạt hơn 25,26 triệu đơn vị, cổ phiếu HPG đứng thứ 3 khi khớp 22,32 triệu đơn vị, còn NKG khớp 14,6 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện những điểm xanh như VPB và EIB nhưng với mức tăng chỉ khoảng 0,5%, trong khi sắc đỏ vẫn là chủ đạo, đáng kể là TCB giảm 2,34%, BID giảm hơn 1%, VCB giảm gần 1%…


Nhóm chứng khoán vẫn chủ yếu mất điểm với VND giảm 1,4%, HCM giảm 1,2%, VCI giảm nhẹ 0,5%, VIX giảm 1,9%, ORS giảm 2,3%…

Trên sàn HNX, thị trường duy trì đà giảm điểm trong suốt cả phiên chiều trước áp lực bán trên diện rộng cùng gánh nặng từ nhóm cổ phiếu bluechip.

Đóng cửa, sàn HNX có 59 mã tăng và 11 mã giảm, HNX-Index giảm 1,17 điểm (-0,56%) xuống 207,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 65,59 triệu đơn vị, giá trị 976,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,76 triệu đơn vị, giá trị 22,3 tỷ đồng.

Trong rổ HNX30 chỉ có 5 mã giữ được sắc xanh với PGS tăng 6,3%, HUT tăng 3,9%, LAS tăng 3,6%, TDT tăng 2,6% và TNG tăng 1,7%; còn lại đều mất điểm với mức giảm chủ yếu hơn 1.

Trong đó, PLC giảm sâu nhất khi mất 3,8%, tiếp theo là BCC giảm 3,3%, TAR giảm 3%, MBS giảm 2,9%, NBC giảm 2,7%…

Về thanh khoản, cổ phiếu SHS vẫn dẫn đầu với 13,15 triệu đơn vị khớp lệnh và kết phiên đã lấy lại mốc tham chiếu 8.700 đồng/CP; tiếp theo là PVS khớp 9,24 triệu đơn vị và kết phiên giảm 2,6% xuống 26.400 đồng/CP.

Cổ phiếu KLF có thêm gần 1 triệu đơn vị khớp lệnh, nâng tổng khối lượng giao dịch lên gần 2,3 triệu đơn vị, nhưng kết phiên vẫn nằm sàn với khối lượng dư bán sàn 6,37 triệu đơn vị.

Trái lại, NDN giữ nguyên mức giá trần 8.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị và dư mua trần gần 0,2 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường đã đảo chiều thành công trong nửa cuối phiên.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (+0,22%), lên 76,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 35 triệu đơn vị, giá trị 327,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,76 triệu đơn vị, giá trị 22,3 tỷ đồng.

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường chủ yếu đều giảm, với BSR giảm 2,4% xuống 16.400 đồng/CP và khớp 6,58 triệu đơn vị; C4G giảm 2,6% xuống 11.300 đồng/CP và khớp 2,46 triệu đơn vị; LMH giảm 2,2% xuống 4.400 đồng/CP và khớp 2,32 triệu đơn vị; PVX giảm 4% xuống 2.400 đồng/CP và khớp 1,38 triệu đơn vị.

Đáng kể là AFX có phiên đột biến khi tăng vọt về cuối phiên. Đóng cửa, AFX tăng 7,1% lên mức 10.600 đồng/Cp với khối lượng giao dịch đạt hơn 1,3 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, với VN30F2303 đáo hạn trong tuần tới đã giảm 0,9 điểm, tương đương -0,1% xuống 1.049,8 điểm, khớp lệnh gần 336.450 đơn vị, khối lượng mở gần 57.820 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, trong đó mã CHPG2221 dẫn đầu thanh khoản với hơn 3,84 triệu đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 50% xuống mức giá sàn 10 đồng/CQ.

Trong khi đó, CVRE2215 đứng thứ 2 khi khớp 2,52 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 28,6% lên 90 đồng/CQ.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Kông Chro (Gia Lai) đến 03/2024
Bài tiếp theoBản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đến 03/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây