Trang chủ Pháp luật Đồng Nai quy định đối tượng bảo vệ bí mật nhà nước...

Đồng Nai quy định đối tượng bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh

129
0

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước áp dụng đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tại tỉnh Đồng Nai
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tại tỉnh Đồng Nai

Ngày 8 tháng 7 năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai thông qua Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND về việc Ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.


Theo đó, Quy chế này quy định về hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Những nội dung không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.

Quy chế này áp dụng đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh.


Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước

1- Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

2- Thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được xem, được tiếp nhận, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật, như sau:


a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền đối với trường hợp soạn thảo văn bản, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

b) Trưởng Ban Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền đối với trường hợp soạn thảo văn bản, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước do Ban của Hội đồng nhân dân ban hành theo lĩnh vực phụ trách.

Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu.


Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Hội đồng nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý theo quy định. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Hội đồng nhân dân tỉnh xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được xem, được tiếp nhận, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.

Quy định về Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1- Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, độ Tối mật và độ Mật thuộc phạm vi quản lý.

2- Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật và độ Mật thuộc phạm vi quản lý.

3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.

4. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

5. Việc thực hiện sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

6. Mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; văn bản trích sao; dấu bản sao; sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước; văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Tài liệu kèm theo:


ĐÁT NỀN SỔ HỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
LỰA CHỌN SẢN PHẨM (5X20;5X30;10X20,10X30)

Rate this post
Bài trướcĐối tượng được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế tại Đồng Nai giai đoạn 2022-2025
Bài tiếp theoChính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư xây dựng hạ tầng tại Đồng Nai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây