Trang chủ Doanh nhân Doanh nhân Nguyễn Duy Hưng cha đẻ tập đoàn PAN, bắt tay...

Doanh nhân Nguyễn Duy Hưng cha đẻ tập đoàn PAN, bắt tay C.P. Việt Nam phát triển nông nghiệp

186
0

Ông Nguyễn Duy Hưng là nhà sáng lập Tập đoàn PAN đồng thời là người sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán SSI, bắt tay với C.P. Việt Nam phát triển nông nghiệp chất lượng cao.

Thông tin về ông Nguyễn Duy Hưng

Nguyễn Duy Hưng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1962 tại Thanh Hóa) là doanh nhân nổi tiếng và hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI); Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xuyên Thái Bình (PAN); Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI(SSIAM); Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH NDH Việt Nam.


Chân dung ông Nguyễn Duy Hưng chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN
Chân dung ông Nguyễn Duy Hưng chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN

Nguyễn Duy Hưng lớn lên tại Khánh Hòa, ông sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em và ông là con cả. Hai người em của ông – Nguyễn Hồng Nam và Nguyễn Mạnh Hùng cũng là những doanh nhân thành đạt trong xã hội.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán & đầu tư tài chính, Nguyễn Duy Hưng là một trong những người tiên phong và là nhà lãnh đạo xuất sắc tại Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt và điều hành của ông Hưng, SSI đã trở thành công ty chứng khoán lớn nhất trên thị trường, dẫn đầu cả về thị phần, doanh thu và tổng tài sản.

Trình độ chuyện môn: Cử nhân luật


Quá trình khởi nghiệp và công tác của ông Nguyễn Duy Hưng

Năm 1991 khi Luật tư nhân ra đời, ông Hưng thành lập công ty riêng Pancific cùng với những người bạn của mình. Dự án Khách sạn Metropole và liên doanh nhà máy ô tô Hòa Bình là hai thương vụ nổi tiếng trong đầu những năm 90 mà công ty ông đã tư vấn thành công.

Năm 1998 ông đã chuyển hướng công ty Pancific trở thành công ty dịch vụ vệ sinh công nghiệp, rồi định hướng công ty chuyển sang đầu tư vào chuỗi giá trị kép trong nông nghiệp.

Năm 1999, Nguyễn Duy Hưng sang Thái học về đầu tư rồi sau đó ông trở về nước và lập ra Công ty chứng khoán SSI chuyên môi giới và tư vấn đầu tư và trở thành Chủ tịch của Công ty SSI – Công ty chứng khoán Sài Gòn.


Tháng 1 năm 2006, ông Hưng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn.

Năm 2015, ông Nguyễn Duy Hưng cùng với Nguyễn Hồng Nam, Nguyễn Mạnh Hùng đã thực hiện thương vụ M&A với thương hiệu bánh kẹo Bibica.

Hiện nay, ông đang đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau của nhiều công ty do ông sở hữu như:


  • Chủ tịch HĐQT – Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI)
  • Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN)
  • Chủ tịch HĐQT – Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDHINVEST)
  • Tổng Giám đốc –  Công ty TNHH Đầu tư NDH (NDHINVEST)

Thành tích đạt được trong quá trình công tác

Ông Nguyễn Duy Hưng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba cho những thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bắt tay cùng C.P. Việt Nam phát triển nông nghiệp

Mới đây, ngày 9/12/2021, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN người đại diện là ông Nguyễn Duy Hưng đã tổ chức lễ ký hết hợp tác với CP Việt Nam để đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao.

Chia sẻ rất ngắn gọn tại lễ ký kết, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn PAN nói: “Người ra nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Nhưng tôi tham, vừa muốn đi nhanh, vừa muốn đi xa. Do vậy tôi chọn những đối tác cùng chí hướng với mình”.

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn PAN: Tôi tham, vừa muốn đi nhanh lại vừa muốn đi xa (Ảnh: BTC).
Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn PAN: Tôi tham, vừa muốn đi nhanh lại vừa muốn đi xa (Ảnh: BTC).

Về lý do “bắt tay” cùng C.P Việt Nam, ông Hưng cho biết, đây là doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng như lấy người nông dân làm trung tâm của sự phục vụ; lấy tiêu chí phát triển bền vững theo chuẩn Liên Hiệp Quốc làm nền tảng phát triển doanh nghiệp và lấy sự hợp tác để làm con đường phát triển.

“Sống, tồn tại không thể “ăn” hết giá trị đời sau, phải tạo cơ hội để đời sau có thể gặt hái được, như thế hệ ông cha đã làm”, ông Hưng nêu quan điểm về cách làm nông nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh, đầu tư vào nông nghiệp là đầu tư dài hạn. “Nếu chỉ nghĩ ngắn hạn thì làm việc khác ra nhiều tiền hơn. Nhưng tôi muốn tạo ra giá trị hơn chỉ những con số, đó là lý do vì sao tôi đầu tư vào nông nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là nông nghiệp quá khó khăn đến mức độ không sinh lời, vẫn sinh lời, vẫn tốt, có lãi thì mới làm chứ”, ông Hưng nói.

Về C.P. Việt Nam

C.P. Việt Nam là thành viên của C.P. Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2008, Công ty TNHH Chăn Nuôi C.P. Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty CP Chăn Nuôi C.P. Việt Nam.

Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn. Với thế mạnh từ tập đoàn mẹ, Tập đoàn C.P. Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng uy tín trên thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ở Việt Nam.

Tập đoàn C.P Việt Nam được đánh giá là công ty tiên tiến, hiệu quả đầu tư cao. Đặc biệt, với mô hình chăn nuôi hiện đại, CPV đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung, đã được Bộ NNPTNT tặng bằng khen vào ngày 4 tháng 12 năm 2015. Với chuỗi giá trị sản xuất khép kín “Feed – Farm – Food”, C.P Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong sản xuất thực phẩm an toàn.

Theo đó, CPV đã đầu tư xây dựng 1 nhà máy sơ chế bắp làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, 7 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm và 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với tổng công suất hàng năm 4,2 triệu tấn.

Hiện nay, C.P Việt Nam có hơn 101 chi nhánh trên toàn quốc và hơn 27.000 công nhân viên. C.P Việt Nam hiện có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, 2 nhà máy chế biến thủy sản tại Huế và tỉnh Bến Tre và 5 nhà máy chế biến thịt tại Hà Nội, Đồng Nai, TPHCM và Bình Phước.


4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài trướcDanh sách dự án bất động sản tiềm năng đầu tư tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Bài tiếp theoThông tin Khu dân cư Phạm Việt Dũng, đường Bình Chuẩn 43, Phường Bình Chuẩn [Thuận An]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây