Trang chủ Pháp lý Đất nông nghiệp khác là gì? Chuyển đổi sang đất ở như...

Đất nông nghiệp khác là gì? Chuyển đổi sang đất ở như thế nào?

66
0

Đất nông nghiệp khác là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai, Thủ tục chuyển đổi sang đất ở 03/2024. Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1. Đất nông nghiệp khác là gì ?

Đất nông nghiệp khác có ký hiệu là NKH, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp khác bao gồm:


  • Đất phục vụ nhu cầu xây dựng nhà kính cũng như các loại nhà khác được sử dụng với mục đích sản xuất, trồng trọt nông nghiệp.
  • Đất sử dụng để xây dựng chuồng, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật được luật pháp cho phép.
  • Đất dùng cho nhu cầu học tập, thí nghiệm, nghiên cứu về trồng trọt và chăn nuôi.
  • Đất sử dụng quá trình ươm cây tạo giống cho cây, gia súc, gia cầm.
  • Đất phục vụ trồng hoa và cây cảnh.
Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác

2. Hướng dẫn chuyển đất nông nghiệp khác sang đất ở

Để việc xây nhà trên đất nông nghiệp khác đúng quy định pháp luật thì bạn phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp khác sang đất ở.

2.1 Điều kiện

– Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất


1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.


Đất nông nghiệp khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Còn đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Theo quy định trên việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp khác sang đất ở phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Ngoài ra, theo Điều 52, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất


1. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.

– Tại Điều 59, Luật Đất đai cũng quy định:

“Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định”.

Theo các quy định trên, điều kiện để chuyển đất nông nghiệp khác sang đất ở là:

  • Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Kế hoạch này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Người sử dụng đất phải làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Được UBND cấp huyện (với hộ gia đình, cá nhân) hoặc UBND cấp tỉnh (với tổ chức) cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp khác sang đất ở khá phức tạp. Thông thường thì người sử dụng đất phải chờ cho đến khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được phê duyệt mới được làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2 Thủ tục

Để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.

Lưu ý, khi đi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất nên mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD để xuất trình khi cần.

2.3 Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp khác sang đất ở được quy định tại Điều 69, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan Tài Nguyên và Môi trường.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ. Nếu người sử dụng đất nộp thiếu hồ sơ hoặc các giấy tờ không hợp lệ thì phải nộp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong 3 ngày làm việc.

Bước 3: Cơ quan Tài Nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 4: Người sử dụng đất sẽ được Cơ quan Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 5: Cơ quan Tài Nguyên và Môi trường trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đồng thời chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 6: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan Tài Nguyên và Môi trường sẽ trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân.

3. Câu hỏi thường gặp xoay quanh đất nông nghiệp khác

Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp khác không?

Không được phép xây dựng nhà xưởng chế biến nông sản trên đất nông nghiệp khác.

Đất nông nghiệp khác có được phép chuyển thành đất ở không?

Người sở hữu có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp khác sang đất ở nếu đủ điều kiện theo quy định.

Đất nông nghiệp khác có được cấp Sổ đỏ không?

Để được cấp Sổ đỏ cho đất nông nghiệp khác, chủ sở hữu cần đảm bảo được các điều kiện như:

  • Thứ nhất, sử dụng đất nông nghiệp liên tục vào một mục đích nhất định, kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Sổ đỏ.
  • Thứ hai, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định phải căn cứ vào nội dung và thời gian được ghi trên một trong các giấy tờ đã được pháp luật quy định.

Trên đây là bài viết Đất nông nghiệp khác là gì? (cập nhật 28/03/2024). Hi vọng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn về đất nông nghiệp khác.


Rate this post
Bài trướcĐất rừng sản xuất là gì? Có được Xây nhà, chuyển nhượng & Thế chấp
Bài tiếp theoQuy hoạch giao thông tỉnh Điện Biên đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây