Trang chủ Pháp lý Đất giao thông (DGT) là gì? Quy định về quản lý –...

Đất giao thông (DGT) là gì? Quy định về quản lý – Chuyển đổi và sử dụng 04/2024

303
0

Đất giao thông (DGT) là một tài liệu đất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ký hiệu trên bản đồ quy hoạch DGT là đất gì, các quy định về đất giao thông cũng như nhiều vấn đề về việc sử dụng, quy hoạch loại đất này.


Đất giao thông (DGT) là gì?

Đất giao thông hay còn được viết tắt là đất DGT trong bản đồ quy hoạch. Theo Luật Đất đai, đây là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng cho mục đích công cộng.

Thông thường, đất giao thông sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

  • Xây dựng các loại đường như: đường sắt, đường tàu điện, đường bộ. Trong đó, đường bộ bao gồm các đường tránh, đường cứu nạn, vỉa hè,…
  • Xây dựng các điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bãi đỗ xe, ga đường sắt,… Các công trình đường thuỷ như cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, bến phà,…
  • Cảng hàng không (Bao gồm sân bay và các công trình thuộc phạm vi xung quanh cảng như ga tàu, bãi xe,…)

Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp lấn chiếm đất giao thông

Theo Điều 12 Nghị định 46/2016, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị xử lý theo quy định sau:


  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) bán hàng rong trên lòng đường, các tuyến phố cấm bán hàng rong: phạt tiền từ 100,000 – 200,000 đồng
  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) khai thác nông nghiệp, họp chợ, mua bán hàng hóa phạt tiền từ 300,000 – 400,000 đồng
  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội, xây cỗng chào: phạt tiền từ 500,000 – 1,000,000 đồng
  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) chiếm giữ lòng đường để trông giữ xe: 2,000,000 – 3,000,000 đồng
  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) xây dựng nhà ở trái phép: 15,000,000 – 20,000,000 đồng
  • Buộc phải dỡ bỏ công trình đã xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi lấn chiếm đất giao thông gây ra

Giải đáp các thắc mắc liên quan tới đất giao thông (DGT)

Ngoài khái niệm đất giao thông là đất gì, chúng ta cũng nắm được những vấn đề liên quan tới đất DGT thường gặp.

Đất giao thông có được bồi thường không?

Để trả lời cho câu hỏi đất DGT có được bồi thường hay không, chúng ta cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, 1 trong 2 trường hợp sau đây chủ sở hữu đất sẽ được bồi thường:


  • Trường hợp 1: Khi giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.
  • Trường hợp 2: Chấp nhận bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể đang hiện hành tại UBND nơi có đất bị thu hồi.

Có được xây nhà trên đất quy hoạch giao thông?

Đây là một thắc mắc rất phổ biến không phải chỉ riêng với đất giao thông (DGT) mà còn được đặt ra với nhiều nhóm đất khác. Theo đó, tại điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, đất giao thông DGT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Do đó, để trả lời cho câu hỏi “Có được xây nhà trên đất quy hoạch giao thông” thì câu trả lời là không.


Trong trường hợp bạn muốn sử dụng vào mục đích khác ngoài những công trình được quy định sử dụng cho đất DGT, bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền mới được phép thi công.

Đất quy hoạch giao thông có được tách thửa không?

Nếu cấp huyện đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm thì người sử dụng đất sẽ không thể thực hiện được các quyền sử dụng đất, trong đó có quyền cho thuê, cho thuê lại, cho tặng, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn quyền sử dụng đất,… và cả tách thửa đất.

Còn nếu trong kế hoạch sử dụng đất của huyện vẫn chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì người dân được phép sử dụng đất cũng như thực hiện các quyền hạn theo quy định của pháp luật:  cho thuê, cho thuê lại, cho tặng, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn quyền sử dụng đất,… và trong đó là cả tách thửa đất.

Đất giao thông (DGT) có được cấp sổ đỏ không?

Khi tìm hiểu về đất giao thông (DGT) là đất gì, nhiều người cũng thắc mắc đất DGT có được cấp sổ đỏ không? Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Điều 49 Luật đất đai 2013.

Theo đó, nếu đất chưa có quyết định sử dụng của nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, người sở hữu đất có thể được cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất. Thủ tục cấp sổ đỏ có đất DGT cần được thực hiện theo đúng quy trình và được sự chứng nhận, chấp thuận của cơ quan các cấp.

Cách kiểm tra đất thuộc quy hoạch giao thông

Khi đã hiểu đất giao thông (DGT) là đất gì cũng như các quy định về việc sử dụng đất DGT, không ít người sẽ băn khoăn liệu có nên mua đất quy hoạch giao thông. Đối với những mảnh đất thuộc diện quy hoạch, chắc chắn sẽ bị thu hồi và không thể được sử dụng, chuyển nhượng,… thực hiện các quyền của chủ sở hữu đất thì đương nhiên chúng ta không nên mua.

Vậy làm sao để biết đất thuộc diện quy hoạch. vuongphat.com.vn sẽ hướng dẫn bạn 3 cách kiểu tra như sau:

Cách 1: Kiểm tra quy hoạch theo thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng

Đối với đất giao thông (GDT) đã có sổ thì thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại giấy chứng nhận quyền sử dụng. Bạn có thể xem trên sổ hồng hoặc sổ đỏ để tra khảo thông tin về lô đất định có thuộc diện quy hoạch gì hay không.

Cách 2: Kiểm tra thông qua công ty nhà đất hoặc dịch vụ tại địa phương

Những công ty bất động sản, văn phòng nhà đất ở địa phương cũng là những nơi sẽ nắm được quy hoạch tại địa phương đó. Chính vì vậy chắc chắn việc tham khảo qua các công ty nhà đất này sẽ giúp bạn nắm được thông tin đất có thuộc quy hoạch giao thông một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cách 3: Kiểm tra hoạch ở những cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các cơ quan nhà nước tại địa phương như Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương (Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện) thường sẽ nắm được các kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Do đây là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương cho nên việc đất nằm trong lộ giới hoặc đất có thuộc quy hoạch giao thông hay không họ sẽ là người nắm thông tin chính xác hơn ai hết.


Rate this post
Bài trướcĐất công nghiệp là gì? Quy định quản lý và sử dụng đất công nghiệp 04/2024
Bài tiếp theoĐất ở nông thôn (ONT) là gì? Quy định về quản lý – sử dụng 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây