Trang chủ Công nghiệp Danh sách Khu, Cụm công nghiệp tại Đắk Nông đang hoạt động...

Danh sách Khu, Cụm công nghiệp tại Đắk Nông đang hoạt động và quy hoạch mới

2661
0

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 2 khu công nghiệp, có 5 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 114,61 ha, gồm: KCN Tâm Thắng (CưJút), KCN Nhân Cơ (Đắk R’Lấp).

Theo quy hoạch các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển công nghiệp bô xít tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, có định hướng đến năm 2035. Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tập trung công nghiệp có lợi thế lớn là công nghiệp chế biến sâu alumin – nhôm – sắt xốp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển công nghiệp điện phân nhôm, sắt xốp và công nghiệp sản xuất các sản phẩm sau nhôm, kéo dài chuỗi giá trị bắt đầu từ bô xít. Phấn đấu 15 – 20 năm tới xây dựng Đắk Nông thành trung tâm công nghiệp sản xuất và luyện kim màu lớn của đất nước.


Thông tin các Khu công nghiệp đang hoạt động tại Đắk Nông

1- Khu công nghiệp Tâm Thắng

  • Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng
  • Vị trí: Thôn 1, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
  • Diện tích: 179,2ha.
  • Điện thoại: 02613. 505 883
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Sản xuất thức ăn gia súc chế biến mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón, Dệt may (không có nhuộm) sản xuất sản phẩm nhựa và đồ gia dụng, cơ khí, lắp ráp ôtô, sản xuất cồn công nghiệp.
Mặt bằng Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện , tỉnh Đắk Nông
Mặt bằng Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện CưJút, tỉnh Đắk Nông

2- Khu công nghiệp Nhân Cơ (Giai đoạn 1)

Khu công nghiệp Nhân Cơ được thực hiện thành 2 giai đoạn.

Thông tin khu công nghiệp Nhân Cơ 1 như sau:

  • Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh.
  • Vị trí: Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
  • Diện tích: 148ha
  • Điện thoại: 02623. 216 460
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp điện phân nhôm và các ngành phụ trợ luyện nhôm, sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm.
  • Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp: 86,49%.
Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Nhân Cơ 1
Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Nhân Cơ 1

Thông tin Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 như sau:

Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam vào tháng 9/2020. UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã phê duyệt quy hoạch phân khu; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại đây vào tháng 4/2021.

Hiện nay, Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhân Cơ 2 tại tỉnh Đăk Nông có quy mô 400 ha, vốn đầu tư hơn 4.222 tỷ đồng đang được tỉnh Đắk Nông kêu gọi đầu tư.


Tại Công văn số 2443/UBND-KTN về việc công bố thông tin dự án đầu tư khu công nghiệp Nhân Cơ 2 được UBND tỉnh Đắk Nông ban hành ngày 19/5 nêu rõ, Dự án khu công nghiệp Nhân Cơ 2 có quy mô 400 ha, toạ lạc tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông, thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm và tiến độ thực hiện dự án là 05 năm kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư hoặc từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ranh giới khu công nghiệp Nhân Cơ 2 gồm: phía Bắc và phía Nam đều giáp suối và đất nông nghiệp; phía Đông giáp đất nông nghiệp; Phía Tây giáp khu công nghiệp Nhân Cơ và đường Hồ Chí Minh.

UBND tỉnh Đắk Nông giao các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Đắk R’Lấp cùng các đơn vị liên quan công bố thông tin về dự án khu công nghiệp Nhân Cơ 2 cho các nhà đầu tư tìm hiểu, đăng ký tham gia dự án, thời gian đến hết ngày 15/6/2021.


Danh sách các Cụm công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Theo Báo cáo của Sở Công Thương Đắc Nông, đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắc Nông có 05 cụm công nghiệp (CCN), gồm: CCN Đăk Hà, CCN Thuận An, CCN Quảng Tâm, CCN Đắk Song và CCN Krông Nô. CCN Đăk Hà được thành lập từ năm 2005 với diện tích đất quy hoạch là 37,4 ha.

Thông tin chi tiết các cụm công nghiệp như sau:

1- Cụm công nghiệp Quảng Tâm


Được thành lập theo Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 12/8/2009 của UBND tỉnh Đắc Nông phê duyệt.

  • Địa chỉ: huyện Tuy Đức
  • Quy mô: 35 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận

2- Cụm công nghiệp Đắk Song

CCN Đắk Song được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1801/QĐ-UBND, ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh.

  • Quy mô: 47,2ha
  • Thu hút đầu tư: Đến nay chưa có nhà đầu tư

3- Cụm công nghiệp Krông Nô

Được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại QĐ 2023/QĐ-UBND, ngày 22/12/2009.

  • Quy mô:25 ha.
  • Thu hút đầu tư: Hiện cũng chưa có đơn vị nào đứng ra đầu tư kinh doanh hạ tầng.

4- Cụm công nghiệp Đắk Hà

  • Địa chỉ: ĐT684, Đắk Hà, Đắk Glong, Đăk Nông
  • Quy mô: 37 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC

5- Cụm Công nghiệp Thuận An

  • Địa chỉ: xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
  • Quy mô: 50 ha
  • Tổng mức đầu tư: gần 100 tỉ đồng

Hiện nay, các cụm công nghiệp tại tỉnh Đắk Nông đều đang thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp nói trên đều rất chậm. Đặc biệt có cụm công nghiệp được quy hoạch hơn 10 năm vẫn không thu hút được doanh nghiệp đầu tư.

Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu chung: Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút, tiếp nhận các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp; ưu tiên các dự án quy mô lớn, công nghiệp hỗ trợ phát triển công nghiệp bô xít – alumin – nhôm; công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp của tỉnh gắn với chuỗi giá trị; phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; trong đó tập trung phát triển công nghiệp bô xít – alumin – nhôm và năng lượng tái tạo để trở thành một trong ba trụ cột của nền kinh tế, góp phần tăng thu ngân sách; tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp từng bước hiện đại.

Mục tiêu cụ thể: 

– Giai đoạn 2021 – 2025:

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 16%/năm; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 3,03%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 31,04%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 24,93%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5%.
  • Tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm sản với tốc độ gia tăng giá trị qua chế biến đạt từ 7 – 8%/năm; công nghiệp khai thác bô xít, luyện alumin, nhôm tăng 46,46%; điện sản xuất tăng 13,32%/năm, điện thương phẩm tăng 36,5%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP vào năm 2025 chiếm 16,74%.

– Giai đoạn 2026 – 2030:

  • Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP đạt 23%; xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
  • Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp để góp phần tăng thu ngân sách; tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh;  công nghiệp của tỉnh thuộc nhóm phát triển mạnh của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến bô xít – nhôm của Việt Nam.

Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đề ra 07 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như: Nâng cao hiệu quả công tác điều hành, hoàn thiện, xây dựng mới cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp; Tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp; Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp và sớm trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến bô xít – nhôm của Việt NamPhát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho sản xuất công nghiệp; Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp; Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/8/2021 và Chương trình số 36-CTr/TU ngày 14/12/2021 là nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và địa phương. Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết, Chương trình đã đề ra cần cụ thể hóa bằng các nội dung, nhiệm vụ, đề án để thực hiện; phân công rõ đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp thực hiện. Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Chương trình; thường xuyên rà soát tiến độ triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết và Chương trình đã đề ra.


Rate this post
Bài trướcDanh sách khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Phú Yên được quy hoạch
Bài tiếp theoDanh sách các Khu, cụm công nghiệp được quy hoạch tại Tây Ninh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây