Trang chủ Công nghiệp Danh sách Khu, Cụm công nghiệp tại Bình Thuận đang hoạt động...

Danh sách Khu, Cụm công nghiệp tại Bình Thuận đang hoạt động và quy hoạch mới

975
0

Hiện nay Bình Thuận hiện có 7 khu công nghiệp với quy mô 3.000 ha (KCN Phan Thiết 100 ha, KCN Tuy Phong 150 ha, KCN Hàm Kiệm gần 600 ha, KCN Sông Bình 300 ha, KCN Tân Đức 150 ha, KCN Sơn Mỹ 1 hơn 1.000 ha và Sơn Mỹ 2 gần 600 ha).

Mới đây, Theo thông tin được UBND Bình Thuận công bố, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Dự án có quy mô diện tích lên đến 4.984 ha. Trong đó KCN có quy mô hơn 3.000 ha, khu đô thị có quy mô gần 2.000 ha.


Danh sách các Khu công nghiệp tại Bình Thuận

Đi sau về công nghiệp, gặp phải khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, các khu công nghiệp Bình Thuận đã vươn lên mạnh mẽ. Bằng chứng là Bình Thuận đang là địa phương phát triển công nghiệp hóa, đa dạng hóa ngành nghề với sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.

1- Khu công nghiệp Phan Thiết

Khu công nghiệp Phan Thiết có quy mô hơn 100 ha được thực hiện trong 2 giai đoạn. Trong đó: Giai đoạn 1 là 68 ha; giai đoạn 2 là 40,7 ha. Cụ thể:

Địa điểm xây dựng: Xã Phong Nẫm TP Phan Thiết và xã Hàm Liêm huyện Hàm Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận, nằm ngay ngã tư Quốc lộ 1A và Quốc lộ 28, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km, cách thành phố Đà Lạt 150 km.


Giai đoạn 1:

  • Vị trí: Xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
  • Quy mô: 68 ha
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp sản xuất gạch men, đồ gỗ, trang trí nội thất; công nghiệp may mặc. sản xuất đồ dùng gia đình; công nghiệp đồ điện, điện tử kim khí; công nghiệp vật liệu xây dựng; chế biến nông- lâm- thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm, hoa quả, nước giải khát; sản xuất hàng tiêu dùng, may đan, giày da, đồ dùng gia đình; lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện, điện tử; các ngành công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường…
Khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 1)
Khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 1)

Giai đoạn 2: 

Ngày 10/4/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 942/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Phan Thiết mở rộng giai đoạn 2, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.


  • Vị trí: Xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
  • Quy mô: 40,7 ha
Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2)
Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2)

2- Khu công nghiệp Tuy Phong

  • Vị trí Khu công nghiệp: Thuộc địa giới hành chính Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; Phía Bắc: giáp Đất dự án – Khu dân cư Vĩnh Hải; Phía Đông: giáp Quốc lộ 1APhía Tây: giáp khu vực khai thác nước khoáng Vĩnh HảoPhía Nam: giáp khu vực dịch vụ suối khoáng Vĩnh Hảo.
  • Quy mô dự án: Tổng diện tích dự án là 150 ha.
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Các ngành chế biến công nghiệp phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; Nhóm ngành sản xuất dược phẩm mỹ phẩm và thiết bị y tế; Nhóm ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp; Ngành công nghiệp cán thép, nhôm; Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản; Công nghiệp may mặc, giày da; Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Nhóm ngành công nghiệp giấy; Nhóm ngành sản xuất hàng gia dụng; Nhóm ngành sản xuất gỗ; Nhóm ngành điện; Ngành công nghiệp cao su và các sản phẩm plastic; Pha chế dầu mỡ nhờn; Công nghiệp sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng khác.
Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Mặc dù vậy, việc triển khai đầu tư KCN Tuy Phong từ năm 2014 nhưng đến này vẫn còn một số khó khăn nhất định. Cụ thể, hiện vẫn còn một trường hợp chưa thỏa thuận đền bù xong với diện tích đất kê khai hơn 6,35 ha và nhà ở hơn 770 m2 nằm trên trục đường chính dự án, gần giáp quốc lộ 1A, ảnh hưởng tiến độ thi công tuyến đường D3 và hạ tầng KCN Tuy Phong.

3- Khu công nghiệp Hàm Kiệm

Khu công nghiệp Hàm Kiệm tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có diện tích quy hoạch là 580 ha. Được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có diện tích là 146,21 ha; giai đoạn 2 là 433,26 ha. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1:


  • Vị trí: Xã Hàm Kiệm và Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
  • Quy mô: 146,21 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận
Mặt bằng sử dụng đất khu công nghiệp Hàm Kiệm (giai đoạn 1)
Mặt bằng sử dụng đất khu công nghiệp Hàm Kiệm (giai đoạn 1)

Giai đoạn 2: 

  • Vị trí: Xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, ngay cạnh trục Quốc lộ 1A đoạn Phan Thiết đi Tp Hồ Chí Minh; cách TP.Phan Thiết 12 km, cách TP. Hồ Chí Minh 187 km, cách ga Bình Thuận 7 km, cách Ga Phan Thiết 11 km.
  • Quy mô: 433,26 ha
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Bình Tân
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Kéo sợi – dệt may; chế biến thực phẩm đóng hộp, nước giải khát; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại, giày da (không thuộc da); cơ khí lắp ráp, sản xuất cấu kiện cơ khí; chế biến gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ; sản xuất gạch men, gốm sứ phục vụ trang trí nội thất; lắp ráp đồ điện tử, điện gia dụng, linh kiện máy tính, truyền thông và cảm biến; chế biến mỹ phẩm và các chế phẩm; chiết nạp khí hóa lỏng (LPG); dịch vụ kho bãi (dịch vụ trung chuyển và vận chuyển kho bãi); sản xuất phân bón, đối với phân hữu cơ (không sử dụng nguyên liệu thô); sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, tôm cá (không sản xuất bột cá từ nguyên liệu thô); sản xuất dược liệu; sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao.
Phối cảnh Khu công nghiệp Hàm Kiệm (giai đoạn 2)
Phối cảnh Khu công nghiệp Hàm Kiệm (giai đoạn 2)

4- Khu công nghiệp Sông Bình

  • Vị trí: Xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nằm cách trục quốc lộ 28B 700m, đường sắt Bắc Nam 0,5km, Quốc lộ 1A 10km, trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 50 km và cách Cảng nước sâu Vĩnh Tân (Tuy Phong) 60km.
  • Quy mô: 300 ha
  • Ngành nghề thu hút đầu tư:

    Ngành nghề chế biến: Là KCN duy nhất có ngành nghề chế biến sâu khoáng sản titan với 03 nhóm sản phẩm chính: Xỉ titan, Rutin nhân tạo, Zircon mịn và siêu mịn; Pigment (dioxittitan), các hợp chất zircon (như zircon oxychloride); Titan xốp, tian kim loại, hợp kim titan.

    Quặng titan sau khi được khai thác từ các khu vực ven biển của tỉnh Bình Thuận như: Khu Bắc Bình – Tuy Phong, tiểu khu Lương Sơn – Bắc Bình, khu Bắc Phan Thiết, khu Hàm Thuận Nam, khu Hàm Tân… được vận chuyển về các nhà máy chế biến trong KCN để phục vụ việc chế biến sâu, cho ra các sản phẩm giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu và nhu cầu sản xuất trong nước.

5- Khu công nghiệp Sơn Mỹ

Khu công nghiệp Sơn Mỹ được quy hoạch tổng thể hơn 1.60 ha, được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là 1.070ha; giai đoạn 2 là 540 ha. Cụ thể:

Giai đoạn 1:

Là khu công nghiệp tập trung đa ngành, một trung tâm điện lực của tỉnh, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng và các ngành khác như: Điện; vật liệu xây dựng; điện tử công nghệ thông tin; cơ khí, chế tạo, lắp ráp; chế biến nông, lâm sản; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm và các ngành khác phù hợp với quy định của Nhà nước hiện nay.

Nằm trong Quy hoạch chung xây dựng Khu Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tinh Bình Thuận (2.377,5 ha) đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2016. Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép đầu tư xây dựng KCN Sơn Mỹ I tại văn bản số 548/TTg-KTN ngày 16/4/2008.
  • Vị trí: Xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
  • Quy mô: 1070 ha
  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sơn Mỹ (IPICO)
Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Sơn Mỹ giai đoạn 1
Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Sơn Mỹ giai đoạn 1

Giai đoạn 2:

Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 có phía Đông giáp Khu dân cư Sơn Mỹ; Phía Tây giáp sông Cô Kiều; Phía Nam giáp sân golf và Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1; Phía Bắc giáp đất nông nghiệp xã Sơn Mỹ.

  • Vị trí: Xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
  • Quy mô: 540 ha

Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 có tính chất là khu công nghiệp tập trung đa ngành, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến năng lượng và các ngành khác, như: vật liệu xây dựng, điện tử công nghệ thông tin, cơ khí, chế tạo, lắp ráp, chế biến lâm sản, sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm và các ngành khác phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Sơn Mỹ (gia đoạn 2)
Mặt bằng sử dụng đất Khu công nghiệp Sơn Mỹ (gia đoạn 2)

6- Khu công nghiệp Tân Đức

Khu công nghiệp Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận có tứ cận: Phía Đông giáp: Khu vực dân cư hiện hữu và thị trấn Tân Minh; Phía Tây giáp : Suối Le và đất sản xuất nông nghiệp; Phía Nam giáp : Đất sản xuất nông nghiệp, đất ở (cách QL1 khoảng 200m); Phía Bắc giáp : Đất sản xuất nông nghiệp

  • Quy mô diện tích: 300 ha.
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Đa ngành có tính chất chuyên ngành cao, thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại xử lý triệt để các chất thải không gây ô nhiễm môi trường, trọng tâm là các loại hình công nghiệp, như: Sản xuất sản phẩm dệt may, sản xuất máy móc thiết bị cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, cơ khí, dược phẩm, thực phẩm… và các ngành nghề theo quy định hiện hành.
Mặt bằng sử dụng đất khu công nghiệp Tân Đức
Mặt bằng sử dụng đất khu công nghiệp Tân Đức

7- Khu công nghiệp Vsip

Dự án khu công nghiệp dịch vụ đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại tỉnh huyện Hàm Tân, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận , khu vực giáp ranh với Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai.

Khu công nghiệp Vsip Bình Thuận có quy mô gần 5.000 ha có tổng mức đầu tư 3 tỉ USD đang được Becaxex triển khai tại La Gi và Hàm Tân, khi hoàn thành sẽ là điểm đến của hàng trăm doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Mặt Bảng sử dụng đất khu công nghiệp Vsip Bình Thuận
Mặt Bảng sử dụng đất khu công nghiệp Vsip Bình Thuận

Danh sách các Cụm công nghiệp tại bình Thuận

1- Cụm công nghiệp Nam Hà

  • Diện tích: 70 ha;
  • Địa điểm: xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;

2- Cụm công nghiệp Đông Hà

  • Diện tích: 40 ha;
  • Địa điểm: xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Thu hút các ngành nghề có lợi thế của địa phương; công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng…

3- Cụm công nghiệp Nam Hà 2

  • Diện tích: 74 ha;
  • Địa điểm: xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến gỗ công nghiệp và các sản phẩm từ gỗ; chế biến sâu mủ cao su, sản xuất sản phẩm nhựa, hàng gia dụng; chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, thực phẩm hiện có ở địa phương; gia công may mặc, da giầy; lắp ráp linh kiện, các ngành công nghiệp phụ trợ; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.

4- Cụm công nghiệp Nam Hà 3

  • Diện tích: 20,1 ha;
  • Địa điểm: Xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến gỗ công nghiệp và các sản phẩm từ gỗ; chế biến sâu mủ cao su, sản xuất sản phẩm nhựa, hàng gia dụng; chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, thực phẩm hiện có ở địa phương; gia công may mặc, da giầy; lắp ráp linh kiện, các ngành công nghiệp phụ trợ; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.

5- Cụm công nghiệp Nghị Đức

Danh sách Cụm công nghiệp tại Bình Thuận sẽ được tiếp tục cập nhật khi có đầy đủ thông tin.


Rate this post
Bài trướcThông tin các khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Bài tiếp theoDanh sách các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Bình Định mới nhất

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây