Trang chủ Đời sống Bình Phước sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030

Bình Phước sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030

197
0

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước thông qua Chương trình hành động số 17-CTr/TU, đặt mục tiêu đến 2025 cơ bản thành tỉnh công nghiệp, đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Được biết, Ngày 30/9/2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cương đã ký ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.


Lộ trình phát triển của Bình Phước

Theo nội dung của chương trình hành động số 17-CTr/TU cùng các mục tiêu được đặt ra gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 2021-2025: Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam bộ.
  • Giai đoạn 2026-2030: Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, là “điểm đến hấp dẫn”, một trong những động lực phát triển của vùng Đông Nam bộ.
  • Giai đoạn: 2031-2045: Bình Phước trở thành tỉnh phát triển, giàu mạnh, văn minh.

Cũng theo Chương trình hành động số 17-CTr/TU, để thực hiện được những mục tiêu trên chương trình hành động đã đưa ra 6 nhiệm vụ, thực hiện 3 đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, phát triển nguồn nhân lực.

Nhiệm vụ và nội dung cụ thể

Chương trình hành động đã đề ra nhiều nội dung rất cụ thể, bám sát 12 nhiệm vụ lớn, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và 4 nhiệm vụ trọng tâm, 4 nhiệm vụ ưu tiên, 3 đột phá, 5 giải pháp lớn của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.


1. Về quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Phước xác định mục tiêu cụ thể trong quy hoạch:

  • Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn.
  • Sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên.
  • Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Bình Phước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

2. Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng

Chương trình hành động đưa ra mục tiêu hoàn thiện, nâng cấp kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và thu hút đầu tư, gồm 9 nhiệm vụ:

  • Phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng và nội tỉnh.
  • Đề án nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
  • Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải tập trung.
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm quốc phòng – an ninh.
  • Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • Đầu tư kết cấu hạ tầng cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề.
  • Đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng cho việc thực hiện chuyển đổi số.
  • Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch.
  • Đầu tư hệ thống loa thông minh cho các xã, phường, thị trấn giai đoạn 2020-2025.
Một góc tỉnh Bình Phước. Ảnh TTXVN
Một góc tỉnh Bình Phước. Ảnh TTXVN

3. Chương trình phát triển công nghiệp

Nhiệm vụ để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm:


  • Phát triển các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
  • Phát triển các ngành công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
  • Quản lý và khai thác tiềm năng, phát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng tái tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Chương trình phát triển thương mại, dịch vụ

  • Xây dựng chiến lược thị trường cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
  • Phát triển hệ thống thương mại, thương mại điện tử tỉnh Bình Phước.
  • Phát triển thương mại biên giới.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa, đổi mới công nghệ.
  • Hỗ trợ xúc tiến thương mại.

5. Chương trình phát triển nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, theo hướng cụm, ngành, sản xuất hàng hóa tập trung, theo tiêu chuẩn an toàn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ gồm các nhiệm vụ sau:

  • Tái cơ cấu toàn diện phát triển ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030.
  • Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường.
  • Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
  • Quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch.
  • Phát triển hệ thống bảo quản sau thu hoạch.
  • Xây dựng các quy định, chính sách liên quan về quản lý, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, trang trại, hội quán, hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp…

6. Chương trình phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Chương trình đề ra mục tiêu thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực; nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ ở một số lĩnh vực tỉnh có tiềm năng.

  • Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơ khí – tự động hóa, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực.
  • Hình thành Trung tâm khoa học và đổi mới sáng tạo của tỉnh.
  • Hoàn thiện sàn giao dịch công nghệ của tỉnh.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và chế biến sâu các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
  • Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chương trình phát triển đô thị được thực hiện theo hướng kết nối, tiết kiệm đất, xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại. Nhiệm vụ cụ thể đặt ra, đó là: Phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030. Phát triển các khu dân cư. Phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Xây dựng huyện Chơn Thành thành thị xã. Nâng cấp xã đủ tiêu chuẩn lên đô thị loại 5. Đầu tư hạ tầng thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long. Điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã ở những nơi cần thiết, tạo thuận lợi cho phát triển thời gian tới.


Xem chi tiết về Chương trình hành động của tỉnh Bình Phước TẠI ĐÂY!

 


ĐÁT NỀN SỔ HỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
LỰA CHỌN SẢN PHẨM (5X20;5X30;10X20,10X30)

4.7/5 - (11 bình chọn)
Bài trướcKế hoạch phát triển giao thông thành phố Đồng Xoài đến 2040
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch giao thông Thành phố Tân An, tỉnh Long An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây