Trang chủ Công nghiệp Bình Định điều chỉnh diện tích Cụm công nghiệp Gò Cầy, huyện...

Bình Định điều chỉnh diện tích Cụm công nghiệp Gò Cầy, huyện Tây Sơn lên 75 ha

101
0

Cụm công nghiệp Gò Cầy, huyện Tây Sơn có diện tích 30 ha, điều chỉnh mở rộng lên 45ha, diện tích sau điều chỉnh là 75 ha.

Ngày 12/4/2023, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1170/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp Gò Cầy, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn.


Phạm vi, ranh giới và quy mô diện tích quy hoạch: Khu vực điều chỉnh, mở rộng quy hoạch thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, có giới cận như sau:

  • Phía Bắc giáp: Đất sản xuất;
  • Phía Nam giáp: Đất sản xuất;
  • Phía Đông giáp: Cụm công nghiệp hiện hữu;
  • Phía Tây giáp: Đất sản xuất.

Tổng quy mô diện tích cụm công nghiệp sau khi điều chỉnh, mở rộng: khoảng 75ha (trong đó, diện tích phần mở rộng khoảng 45ha).

Bản vẽ hiện trạng Cụm công nghiệp Gò Cầy
Bản vẽ hiện trạng Cụm công nghiệp Gò Cầy

Việc điều chỉnh nhằm thực hiện Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp hoàn chỉnh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; với các ngành nghề thu hút đầu tư: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; sản xuất bao bì bằng giấy, bìa; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và máy móc, thiết bị; sản xuất sản phẩm điện tử; sản xuất thiết bị điện; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Làm cơ sở để quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch theo quy định.


Nội dung điều chỉnh về Quy hoạch sử dụng đất:

a) Đối với cụm công nghiệp hiện trạng (diện tích 30ha):

– Điều chỉnh vị trí khu nhà điều hành và khu chức năng hạ tầng kỹ thuật đầu mối (Trạm xử lý nước thải và Trạm cấp nước) về phía khu đất mở rộng cụm công nghiệp Gò Cầy, đồng thời điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất khu vực này thành chức năng đất sản xuất công nghiệp.

– Điều chỉnh cục bộ một phần diện tích lô đất sản xuất công nghiệp có ký hiệu B-10 và B-11 để bố trí tuyến đường giao thông (trục Đông – Tây) kết nối giữa cụm công nghiệp hiện trạng với phần mở rộng và điều chỉnh chức năng sử dụng đất phần diện tích còn lại của lô đất sản xuất B-11 thành chức năng đất bãi đậu xe và đất cây xanh cách ly.


– Điều chỉnh cục bộ ranh giới lô đất sản xuất công nghiệp có ký hiệu A-1 để bố trí các tuyến đường ĐS4, ĐS5 và ĐS7 kết nối giữa cụm công nghiệp hiện trạng với khu vực quy hoạch mở rộng.

– Điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất đối với 02 lô đất sản xuất công nghiệp có ký hiệu A-4 và A-5 từ ngành nghề “Sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí” thành “Chế biến nông lâm sản và các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường”.

Các nội dung khác không thay đổi thực hiện theo Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh.


b) Đối với cụm công nghiệp phần mở rộng (diện tích khoảng 45ha):

Quy hoạch các khu chức năng đất sản xuất công nghiệp, khu nhà điều hành, bãi đậu xe, khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối (bao gồm: trạm xử lý nước thải, trạm cấp nước và khu trung chuyển chất thải rắn); bố trí quỹ đất hoàn trả phần diện tích lô đất sản xuất A-1 thuộc cụm công nghiệp hiện trạng bị ảnh hưởng do tổ chức quy hoạch các tuyến đường giao thông kết nối giữa cụm công nghiệp hiện trạng và phần mở rộng.

Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất Cụm công nghiệp Gò Cầy
Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất Cụm công nghiệp Gò Cầy

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) San nền:

– Đối với cụm công nghiệp Gò Cầy hiện trạng: Điều chỉnh cục bộ cao độ trục đường chính ĐS1 vào cụm công nghiệp đảm bảo phù hợp với hiện trạng. Các nội dung khác không thay đổi thực hiện theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

– Đối với phần mở rộng: Cao độ san nền cao nhất +33.90m, cao độ san nền thấp nhất +27.00m; hướng dốc chính từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.

b) Thoát nước mặt:

– Đối với cụm công nghiệp Gò Cầy hiện trạng: Bổ sung các đoạn cống thoát nước dọc các tuyến đường ĐS4, ĐS5 và nối dài về phía Tây kết nối phần mở rộng cụm công nghiệp, cắt giảm tuyến cống dọc tuyến đường quy hoạch nằm giữa khu đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối và khu đất sản xuất công nghiệp B-14, đảm bảo phù hợp với hệ thống thoát nước chung của toàn cụm công nghiệp (bao gồm phần mở rộng). Nguồn đấu nối thoát nước mặt chính và các nội dung khác không thay đổi thực hiện theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

– Đối với phần mở rộng: Bố trí các tuyến cống thoát nước dọc theo các tuyến đường giao thông nội bộ và các cống hộp qua đường với kích thước đảm bảo để thu gom nước mưa cho toàn bộ lưu vực cụm công nghiệp mở rộng, thoát về cửa xả phía Tây khu quy hoạch.

c) Giao thông:

– Đối với cụm công nghiệp hiện trạng: Nối dài các tuyến đường quy hoạch ĐS4, ĐS5 về phía Tây, bổ sung đoạn tuyến ĐS9 để kết nối với phần mở rộng cụm công nghiệp; cắt giảm tuyến đường quy hoạch nằm giữa khu đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối và khu đất sản xuất công nghiệp B-14. Các nội dung khác không thay đổi, giữ nguyên theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

– Đối với phần mở rộng: Bố trí các tuyến đường giao thông nội bộ có lộ giới từ 14m đến 30m kết nối các khu chức năng trong cụm công nghiệp.

d) Cấp nước:

– Quy hoạch 01 Trạm cấp nước có công suất 2.000m3/ngày.đêm để cấp nước cho khu quy hoạch; tổng nhu cầu dùng nước của toàn cụm công nghiệp khoảng 1.636m3/ngày.đêm.

– Hệ thống cấp nước chữa cháy thiết kế đi riêng với hệ thống cấp nước sinh hoạt và cấp nước sản xuất. Họng cứu hỏa bố trí nổi dọc theo các tuyến đường và tuân thủ theo các quy định về PCCC.

đ) Cấp điện: Nguồn điện được đấu nối từ tuyến điện 22KV hiện trạng dọc tuyến đường quy hoạch ĐS1; tổng nhu cầu sử dụng điện toàn cụm công nghiệp khoảng 11.031kVA.

e) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

– Tổng lưu lượng nước thải của toàn khu quy hoạch khoảng 1.094m3/ngày.đêm. Hệ thống thoát nước thải được thiết kế đi riêng với hệ thống thoát nước mưa; toàn bộ nước thải được thu gom chuyển về Trạm xử lý nước thải (công suất khoảng 1.300m3/ngày.đêm) đặt tại phía Tây khu quy hoạch để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.

– Chất thải rắn cụm công nghiệp được thu gom tập trung về khu trung chuyển chất thải rắn tại phía Tây khu quy hoạch; sau đó vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn của huyện để xử lý. Tổng nhu cầu chất thải rắn khoảng 13,53 tấn/ngày.đêm.


Rate this post
Bài trướcThách thức và giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững tại An Giang
Bài tiếp theoCụm công nghiệp Bình Nghi, huyện Tây Sơn được điều chỉnh mở rộng lên 73,7 ha

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây