Bất động sản Chơn Thành ngày càng tăng lên khi sự kết nối giao thông của Bình Phước với Tp. HCM và các tỉnh thành khác ngày một hiệu quả hơn
Bất động sản Chơn Thành có lợi thế của vùng đất công nghiệp
Huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước vốn là thị trường BĐS mới nổi của khu vực Đông Nam Bộ khi hàng loạt hạ tầng đang được đầu tư, nhiều ông lớn đổ về đây làm dự án. Như: Becamex Bình Phước, FLC và các Doanh nghiệp lớn tới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc … nổi lên với loạt các khu công nghiệp lớn. Với dân số đông, mật độ đô thị hóa ngày càng cao cùng mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng khiến BĐS khu vực này ngày càng hấp dẫn trong suốt thời gian qua. Tính hấp dẫn của BĐS nơi đây ngày càng tăng lên khi sự kết nối giao thông của Bình Phước với Tp. HCM và các tỉnh thành khác ngày một hiệu quả hơn
Những năm gần đây GDP Bình Phước ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, giống như một đòn bẩy tác động đến thị trường BĐS khu vực. Cùng với đó là các chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư đang được chính quyền tỉnh đẩy mạnh càng thúc đẩy doanh nghiệp BĐS đầu tư những dự án lớn vào tỉnh này.
Một điểm sáng mới nổi tại Chơn Thành – Bình Phước
Một tín hiệu sáng nữa cho BĐS Bình Phước là xu hướng chuyển dịch các dòng vốn được dự báo sẽ chuyển về các khu đô thị và đất nền ở các tỉnh thành lớn. Đây có thể là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư khi các dự án được phát triển bởi các doanh nghiệp có năng lực, đầu tư bài bản về hạ tầng, tiện ích.
Nhiều dự án khu đô thị mới có quy mô lớn đang thu hút đầu tư tại Chơn Thành – Bình Phước. Chẳng hạn như Khu đô thị Phúc Hưng Golden tại xã Minh Hưng Chơn Thành, Khu đô Thị An Phú Long Garden liền kề KCN Becamex…
Những sản phẩm nhà phố, đất nền đang đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân Huyện Chơn Thành. Do đó, các nhà đầu tư ở tỉnh thành khác cũng rất quan tâm đến các sản phẩm bất động sản tại Chơn Thành. Nhiều chủ đầu tư bắt đầu tung các gói kích cầu nhằm tăng tính thanh khoản cho dự án.
Định hướng phát triển
Theo định hướng phát triển đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững.
Năm 2020, thị trường BĐS nơi đây chờ đợi việc một số điểm vướng mắc nhất định về mặt pháp lý, nguồn cung, tín dụng sẽ được giải quyết triệt để nhằm tạo ra sự chuyên nghiệp cho thị trường và là động lực thúc đẩy BĐS Bình Phước ngày càng tăng trưởng.
Phân khúc đất nền được NĐT ưa chuộng
Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành một số nơi ở Việt Nam và trên thế giới, BĐS là một trong số lĩnh vực chịu nhiều tác động. Song giới chuyên gia nhận định không phải phân khúc nào của thị trường cũng sụt giảm. Những phân khúc có sức “đề kháng tốt” và dự án đẹp vẫn tiềm năng gia tăng giá trị cao trong dài hạn và “trụ vững” trên thị trường.
Theo các chuyên gia, có thể thị trường sẽ đi xuống trong 1 vài tháng rồi sẽ đi lên, sức mua đang cải thiện khi dịch bệnh được ngăn chặn và làn sóng đầu tư mạnh mẽ sẽ quay lại thị trường. Tuy nhiên, khung hướng đầu tư “lướt sóng” đã lỗi thời, nhà đầu tư chú trọng tìm kiếm các kênh đầu tư dài hạn, an toàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng gia tăng giá trị đồng thời hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính.
Thị trường phục hồi
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tín hiệu cho thấy khả năng phục hồi thị trường trở nên khả thi. Cùng hàng loạt các chính sách riêng dành cho BĐS như giảm thuế, miễn thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, giảm lãi suất tín dụng, gia hạn nợ, điều chỉnh các thủ tục hành chính, quy định…giới chuyên gia đánh giá BĐS Việt Nam như “chiếc lò xo bị nén”, sau thời gian bị gián đoạn sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại.
Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã đưa Việt Nam trở thành điểm đầu tư tiềm năng của dòng vốn nước ngoài. Với hạ tầng cơ sở được xây mới đồng bộ và ngày càng hoàn thiện, giới đầu tư kỳ vọng Bình Phước sẽ trở thành thị trường địa ốc tiềm năng không chỉ tại Đông Nam Bộ mà còn cả khu vực phía Nam.