Trang chủ Tin tức Bản đồ quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa đến 2035

Bản đồ quy hoạch Tỉnh Thanh Hóa đến 2035

241
0

Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2065 với những nội dung chính như sau:

Sơ đồ liên kế không gian vùng tỉnh Thanh Hóa

Phạm vi quy hoạch tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu quy hoạch trên toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thanh Hóa


  • Phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình.
  • Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
  • Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố tỉnh lỵ loại I và 2 đô thị loại III trực thuộc tỉnh, 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.129,48 km2.

Mục tiêu quy hoạch vùng tỉnh Thanh Hóa

  • Phát huy tiềm năng, lợi thế và vị trí chiến lược; khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, quan hệ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chủ yếu đồng bộ, hiện đại.
  • Xây dựng cấu trúc không gian vùng lãnh thổ hợp lý, gồm khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa – Sầm Sơn, Lam Sơn – Sao Vàng, Bỉm Sơn – Thạch Thành.
  • Là cơ sở để triển khai lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng. Xây dựng các chương trình phát triển đô thị.

Định hướng không gian vùng tỉnh Thanh Hóa

Khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa

  • Đối với vùng đô thị trung tâm, bao gồm thành phố Thanh Hóa – Sầm Sơn và khu vực phụ cận: Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng, tập trung các hoạt động thương mại và trung tâm du lịch.

Các vùng kinh tế động lực khác tại Thanh Hóa

Trục quốc lộ 1A qua tỉnh Thanh Hóa

Từ thị xã Bỉm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Trục đường Hồ Chí Minh

Từ Thạch Thành đi Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng, Bãi Trành, với hạt nhân là đô thị Lam Sơn – Sao Vàng.


Tập trung phát triển công nghiệp tại Lam sơn – Sao vàng và các dự án chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản… tại các đô thị khác.

Trục quốc lộ 45 và quốc lộ 47

Từ thị xã Sầm Sơn đi thành phố Thanh Hóa đến Khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng. Hình thành các đô thị tập trung hiện đại.

Đối với các đô thị

Đề xuất quy mô, tính chất, chức năng từng đô thị trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, mối liên kết giao thông, trong không gian kinh tế – kỹ thuật đô thị toàn tỉnh.


Đối với các điểm dân cư nông thôn

Đề xuất mô hình khu ở dân cư nông thôn điển hình theo tiêu chuẩn “Nông thôn mới” có nghiên cứu bổ sung các tiêu chí đặc thù của Thanh Hóa.

Đối với các vùng sản xuất công nghiệp

Đề xuất phân bổ các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Đối với các khu sản xuất nông, lâm ngư nghiệp

Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng, thị trấn Thống Nhất và dọc tuyến đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa. Phân bổ các vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh lớn, sản xuất tập trung.


Đối với phát triển các vùng du lịch tỉnh Thanh Hóa

Tập trung phát triển dịch vụ du lịch biển, nghỉ dưỡng tại:

  • Sầm Sơn
  • Hoằng Hóa
  • Tĩnh Gia

Du lịch văn hóa gắn với các di tích lịch sử

  • Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
  • Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
  • Hang Con Moong
  • Đền Bà Triệu

Du lịch sinh thái

  • Vườn quốc gia Bến En
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
  • Pù Luông
  • Xuân Liên
  • Hòn Mê.

Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp, chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch; trọng tâm là thu hút các dự án các khu resort, nhà hàng cao cấp và các khu vui chơi giải trí.

Vuongphat.com.vn


Rate this post
Bài trướcChưa kịp làm tổ “Đại bàng” đã gặp khó
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch Cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây