Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến 04/2024

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến 04/2024

447
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng gồm: các huyện, công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 25/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.


Năm 2018, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.312.900 người dân[4], số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.433 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4064 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 59,74 triệu đồng (tương ứng với 2.595 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,14%.

Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh – Bảo Lộc với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 658 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.414 km tính theo đường QL.1 Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc)

Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.


Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030

Đối với nhóm đất nông nghiệp: Định hướng chung là nhóm đất nông nghiệp tiếp tục giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.

Đối với nhóm đất phi nông nghiệp: Tiếp tục tăng phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH, diện tích đất phi nông nghiệp tăng
chủ yếu do sử dụng vào đất nông nghiệp. Trong đó, một số loại đất gia tăng với nhu cầu lớn:

Đất khu, CCN tiếp tục gia tăng để tạo quỹ đất thu hút các ngành công nghiệp có GTGT cao đáp ứng mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050 Lâm Đồng trở thành khu vực kinh tế động lực của vùng Tây Nguyên.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Đất chưa sử dụng: Tiếp tục khai thác quỹ đất chưa sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng rừng, trồng cây quả, phát triển trang trại…), mục đích phi nông nghiệp (khai thác VLXD…).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến 2030

Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch SDĐ thời kỳ 2021 – 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025. Trong đó, cụ thể chỉ tiêu SDĐ cho tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 như sau:

Đất nông nghiệp 907.154,00 ha, trong đó:


Đất phi nông nghiệp 70.478,00 ha. Trong đó:

  • Đất quốc phòng 5.137,00 ha.
  • Đất an ninh 741,00 ha.
  • Đất KCN 538,00 ha.
  • Đất phát triển hạ tầng 32.387,00 ha. Trong đó:
  • Đất giao thông 12.041,00 ha.
  • Đất xây dựng cơ sở văn hóa 126,00 ha.
  • Đất xây dựng cơ sở y tế 159,00 ha.
  • Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 1.377,00 ha.
  • Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 570,00 ha.
  • Đất công trình năng lượng 11.815,26 ha.
  • Đất công trình bưu chính, viễn thông 24,00 ha.
  • Đất kho dự trữ quốc gia 3,00 ha.
  • Đất có di tích lịch sử văn hóa 200,00 ha.
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải 283,00 ha.

Đất chưa sử dụng 488,00 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/25000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của tỉnh Lâm Đồng.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcQuy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến 2030, tầm nhìn đến 2050
Bài tiếp theoQuy hoạch hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến 2030, tầm nhìn đến 2050

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây