Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến 04/2024

2010
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình bao gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 19/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng… của tỉnh và cũng là một trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố trong vùng như Hải Phòng, Nam Định, đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10.

Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông bắc, cách thành phố Hải Phòng 60 km về phía tây bắc, cách thành phố Nam Định 19 km về phía đông. có vị trí địa lý:

  • Phía đông nam và phía nam giáp huyện Kiến Xương
  • Phía tây và phía tây nam giáp huyện Vũ Thư
  • Phía bắc giáp huyện Đông Hưng.

Thành phố Thái Bình có diện tích 67,71 km², dân số theo tổng điều tra ngày 1/4/2019 là 206.037 người. Sông Trà Lý chảy qua giữa thành phố, ngoài ra còn có sông Kiến Giang chảy ở phía nam và sông Vĩnh Trà.


Ngày 29 tháng 4 năm 2004, thành lập thành phố Thái Bình, thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thái Bình. Thành phố Thái Bình có 8 phường và 5 xã.

Ngày 13 tháng 12 năm 2007, mở rộng thành phố Thái Bình trên cơ sở sáp nhập 2 xã: Đông Thọ và Đông Mỹ thuộc huyện Đông Hưng, 2 xã: Vũ Lạc và Vũ Đông thuộc huyện Kiến Xương và xã Tân Bình thuộc huyện Vũ Thư; chuyển xã Hoàng Diệu thành phường Hoàng Diệu và thành lập phường Trần Hưng Đạo từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường Quang Trung, Tiền Phong, Bồ Xuyên và xã Phú Xuân.

Từ đó, thành phố Thái Bình có 10 phường và 9 xã như hiện nay. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2418/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Quy hoạch thành phố Thái Bình, bao gồm 10 phường: Bồ Xuyên, Đề Thám, Hoàng Diệu, Kỳ Bá, Lê Hồng Phong, Phú Khánh, Quang Trung, Tiền Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Lãm và 9 xã: Đông Hoà, Đông Mỹ, Đông Thọ, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Chính, Vũ Đông, Vũ Lạc, Vũ Phúc.

Quy hoạch giao thông thành phố Thái Bình

Về quy hoạch giao thông thành phố Thái Bình bao gồm đường thủy và đường bộ năm trong quy hoạch giao thông tỉnh Thái Bình đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đường bộ:


  • QL10 mở rộng với mặt cắt 45m (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp II).
  • QL39 mở rộng với mặt cắt là 32m (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp II).
  • QL39B đoạn từ cầu Thái Bình đi huyện Kiến Xương mở rộng với mặt cắt là 45m (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp II).
  • TL454 (phố Lý Bôn) mở rộng với mặt cắt là 36m (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp III).
  • Vành đai I: Hình thành trên cơ sở kết nối khép kín một số tuyến đường chính gồm: Trần Thái Tông – Long Hưng – Quang Trung – Hai Bà Trưng.
  • Vành đai II: Hình thành do kết nối tuyến đường vành đai phía Bắc (tuyến tránh Quốc lộ 10) với tuyến đường vành đai phía Nam (đang thi công). Đường xây dựng mới & đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng với tốc độ thiết kế là 80km/h
  • Vành đai III: định hướng có cự ly từ 3 – 5 km so với vành đai I, đi qua địa phận của các huyện lân cận. Tuyến này nhằm gia tăng năng lực của hệ thống giao thông Thành phố, các khu vực phụ cận, đồng thời gia tăng năng lực của các tuyến giao thông cấp vùng đi như cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, đường sắt, đường QL10, QL39, ĐT 39B, ĐT 454.

Đường thủy:

  • Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sông qua Thành phố đảm bảo cho các phương tiện đi lại phục vụ du lịch, giải trí, sản xuất và chuyên chở vật liệu. Trong đó sông Trà Lý đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp II.

Giao thông nội thị: Một số đường nội thành chính: Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trần Thái Tông, Lý Bôn, Lê Quý Đôn…

Cầu:

  • Giữ nguyên 03 cầu hiện có qua sông Trà Lý: cầu Bo (cầu Độc Lập), cầu Thái Bình, cầu Hoà Bình.
  • Tiếp tục xây dựng cầu trên đường vành đai II (đường vành đai phía Nam Thành phố).
  • Dự kiến xây dựng mới 1 cầu mới nối cực phát triển phía Bắc và phía Đông, gia tăng hướng đối ngoại với vùng phía Đông. Ngoài Thành phố, trên tuyến vành đai III, đề nghị nghiên cứu thêm 2 cầu mới cho định hướng phát triển dài hạn.
  • Các cầu khác: được cải tạo, xây mới phù hợp với yêu cầu chung của mạng giao thông Thành phố.

Bến xe:

  • Giữ nguyên vị trí, diện tích, cải tạo bến xe Thành phố hiện nay tại đường Trần Thái Tông, dự kiến bến xe này chỉ phục vụ cho các dịch vụ giao thông trong thành phố Thái Bình như bến xe buýt, bãi đỗ xe công cộng.
  • Dự kiến xây dựng mới 4 tổ hợp bến xe đối ngoại, kết hợp với các dịch vụ vận tải khác tại các cửa ngõ Tây, Bắc, Đông, Nam của thành phố, diện tích trung bình 5-7ha:
  1. Bến xe phía Bắc thuộc xã Đông Mỹ, nằm tại nút giao giữa QL39 với QL10; hướng đi thị trấn Đông Hưng, An Bài, Diêm Điền, thành phố Hải Phòng.
  2. Bến xe phía Nam khu vực xã Vũ Chính nằm tại nút giao giữa QL39B (phố Hoàng Văn Thái) với đường vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Thanh Nê, Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, Cồn Vành, thành phố Nam Định.
  3. Bến xe phía Đông khu vực xã Vũ Đông nằm tại nút giao giữa nhánh đường QL10 kéo dài từ khu vực nhà thờ Sa Cát qua sông Trà Lý về phía xã Vũ Đông với đường vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, Cồn Vành, cao tốc ven biển dự kiến, đi thành phố Hải Phòng.
  4. Bến xe phía Tây khu vực xã Phú Xuân nằm tại nút giao giữa phố Lý Bôn với đường vành đai phía Bắc (đường tránh QL10) hướng đi thị trấn Hưng Hà, Quỳnh Phụ, thành phố Hưng Yên, Hải Dương.

Tuyến xe buýt nội tỉnh qua TP. Thái Bình

1, Tuyến 01 Hoàng Hà: TP. Thái Bình – KCN Tiền Hải.

Lộ trình: Cầu Phúc Khánh – Đường Trần Thái Tông – Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) – Đường Lê Lợi – Đường Lý Thường Kiệt – Quốc lộ 39 B (Thị trấn huyện Kiến Xương, Thị trấn huyện Tiền Hải) – Khu vực ngã tư xã Đông Minh huyện Tiền Hải.

2, Tuyến 02 Hoàng Hà: TP. Thái Bình – TT. Diêm Điền.

Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình – Đường Quang Trung – Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) – Quốc lộ 10 – Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) – Cống Thóc thị trấn Diêm Điền – Hồng Quỳnh huyện Thái Thụy.

3, Tuyến 03 Hoàng Hà: TP. Thái Bình – Cầu Triều Dương

Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình – Đường Quang Trung – Ngô Thì Nhậm – Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) – Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) – Quốc lộ 39 (huyện Hưng Hà) – Cầu Triều Dương

4, Tuyến 04 Hoàng Hà: TP. Thái Bình – Phố Bến Hiệp

Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình – Đường Quang Trung – Ngô Thì Nhậm – Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) – Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) – Ngã ba Đọ – Thị trấn Quỳnh Côi – Bến Hiệp huyện Quỳnh Phụ

5, Tuyến 05 Hoàng Hà: TP. Thái Bình – Bến xe Chợ Lục

Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình – Đường Quang Trung – Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) – Quốc lộ 10 – Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) – Thái Giang – Thái Hà – Thái Phúc – Chợ Lục, Thái Ninh huyện Thái Thụy

6, Tuyến 06 Hoàng HàTP. Thái Bình – Tịnh Xuyên – Hưng Hà- Đền Trần.

Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình – Cầu Cống Trắng – Đường Ngô Thì Nhậm – Đường Phan Bá Vành – Đường Lý Bôn – Bệnh viện Đa khoa Thái Bình – Vincom Thái Bình – Bến xe khách Hoàng Hà – Ngã tư Tân Bình (Trường ĐH Thái Bình) – Tân Hòa – Minh Lãng – Song Lãng – Hiệp Hòa – Xuân Hòa – Cầu Tịnh Xuyên – Minh Hoà – Độc Lập (Đền thờ Lê Quý Đôn) – Minh Tân – Hồng An – Giao cắt ĐT 453 và Đường Thái Bình Hà Nam – Đền Trần-Thái Bình

7, Tuyến 07 Phiệt HọcTP. Thái Bình – Vô Hối – Diêm Điền – Thụy Tân.

Lộ trình: Thành phố Thái Bình – Long Hưng – Gia Lễ – Vô Hối – Diêm Điền – Thụy Tân.

8, Tuyến 08 Phiệt HọcTP. Thái Bình – Kiến Xương – Tiền Hải – Cồn Vành.

Lộ trình: CĐSP Thái Bình – Quang Trung -Trần Thái Tông – Lý Bôn -Ngô Quyền – Lê Quý Đôn -Cầu Trắng – đường 39B (Vũ Quý, Thanh Nê, Tiền Hải) – đường trục xã Tây Giang – BVĐK Tiền Hải – Nam Hà – Nam Hải – Nam Hồng – Nam Trung – Nam Phú – Cồn Vành.

9, Tuyến 209 Huy HoàngThành phố Thái Bình – Quý Cao – Thành phố Hải Dương.

Lộ trình: Thành phố Thái Bình – thị trấn Đông Hưng – Cầu Nghìn – Vĩnh Bảo – Quý Cao – Tứ Kỳ – Thành phố Hải Dương.

Quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Thái Bình

Quy hoạch phát triển công nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp Thái Bình đã được quy hoạch và đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, bao gồm:

Khu – Cụm Công nghiệp:

  1. Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh; diện tích 102 ha (xã Phú Xuân – phường Trần Hưng Đạo – phường Tiền Phong)
  2. Khu công nghiệp Phúc Khánh; diện tích 300 ha (xã Phú Xuân – phường Phúc Khánh)
  3. Khu công nghiệp Tiền Phong: diện tích 56 ha (phường Tiền Phong)
  4. Khu công nghiệp Sông Trà; diện tích 250 ha (xã Tân Bình)
  5. Khu công nghiệp Gia Lễ; diện tích 85 ha (xã Đông Thọ – xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình & xã Đông Dương – xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng)
  6. Khu công nghiệp Hoàng Diệu; diện tích 50 ha (phường Hoàng Diệu)
  7. Cụm công nghiệp Phong Phú; diện tích 78 ha (phường Tiền Phong)
  8. Cụm công nghiệp Trần Lãm; diện tích 9,33 ha (phường Trần Lãm)

Các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp trên đã thu hút hàng trăm dự án với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, và tạo việc làm cho trên 50.000 lao động.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất, thành phố Thái Bình

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3484/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Theo quyết đinh, diện tích và cơ cấu các loại đất được đưa vào quy hoạch đến 2030 của thành phố Thái Bình với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.809,92 ha. Trong đó:

Diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ 2021-2030, thành phố Thái Bình bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.352,84 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 15,00 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 209,60 ha

Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất đầu năm của thành phố Thái Bình.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. Thái Bình
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũng có một phần diện tích được quy hoạch các phường Bồ Xuyên, Đề Thám, Hoàng Diệu, Kỳ Bá, Lê Hồng Phong, Phú Khánh, Quang Trung, Tiền Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Lãm đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất của TP. Thái Bình được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất 2022:

Ngày 27/06/2022, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1338/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của Thành phố Thái Bình.

Theo quyết định, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của Thành phố Thái Bình, bao gồm:

Kế hoạch thu hồi đất năm 2022:

  • Đất nông nghiệp: 534,18 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 152,80 ha

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 657,74 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 150,75 ha

Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2022, Thành phố Thái Bình.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 09/03/2023, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1465/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 Thành phố Thái Bình.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của Thành phố Thái Bình với diện tích đất nông nghiệp là 2.882,94 ha; đất phi nông nghiệp là 3.924,46 ha; Đất chưa sử dụng: 2,52 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất nông nghiệp là 304,28 ha; Đất phi công nghiệp: 102,85 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 Thành phố Thái Bình gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 401,05 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 72,37 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của Thành phố Thái Bình.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcCụm công nghiệp Tân Tường An,xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành (An Giang) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây