Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Quận Gò...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất Quận Gò Vấp (TP.HCM) đến 04/2024

863
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất quận Gò Vấp (TP.HCM) đến 2030, bao gồm: xây dựng, giao thông, công nghiệp và các công trình dự án trên địa bàn. Cập nhật đến 19/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh và đã có thời điểm không kiểm soát được. So với các quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gò Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo thống kê vào năm 2019 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Gò Vấp là 602.180 người. Đây là quận đông dân thứ 2 của thành phố (sau quận Bình Tân).

Quận Gò Vấp nằm ở phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:


  • Phía đông giáp quận Bình Thạnh
  • Phía tây và phía bắc giáp Quận 12, ranh giới là kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên
  • Phía nam giáp các quận Phú Nhuận và Tân Bình.

Quận có diện tích 19,73km², dân số năm 2019 là 676.899 người, mật độ dân số đạt 34.308 người/km². Quận Gò Vấp được chia thành 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất 04/2024, quận Gò Vấp

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030: 

Phân bổ dân cư: định hướng mới quận Gò Vấp sẽ có 670.000 người gồm 2 cụm đô thị chia thành 4 khu vực như sau:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Cụm 1: (gồm khu vực 1 và 2). Là cụm đô thị trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại. Cụm 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp của sân bay Tân Sơn Nhất nên quy hoạch không gian sẽ bị hạn chế phát triển về chiều cao. Diện tích 942,89 ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 317.000 người, trong đó:

  • Khu vực 1: Gồm các phường 1, 3, 4, 5 và 7, là khu vực đô thị chỉnh trang với trung tâm phát triển sẽ là khu vực đất quốc phòng chuyển đổi, các khu vực chỉnh trang đô thị dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng (tên cũ là đường Tân Sơn Nhất- Bình Lợi – Vành đai ngoài thuộc địa bàn các phường 1, 3, 4) và đường Dương Quảng Hàm (tại phường 5). Diện tích 495,81 ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 166.000 người.
  • Khu vực 2: Gồm các phường 10, 17 và phường 6 (là phường mới, tách ra từ phường 17). Đây vẫn là khu vực trung tâm quận bao gồm trung tâm hành chính,văn hóa đã hình thành và trung tâm đô thị mới, thương mại, dịch vụ, … sẽ được hình thành từ đất quốc phòng chuyển đổi (tại phường 10). Diện tích 447,08 ha,dự kiến quy mô dân số khoảng 151.000 người.

Cụm 2: (gồm khu vực 3 và 4). Là cụm đô thị ở, quy hoạch cải tạo, phát triển tầng cao. Diện tích 1.032,96 ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 353.000 người.

  • Khu vực 3: Gồm phường 11 (có điều chỉnh ranh), 13, 15, 16. Đây là khu vực đô thị ở với trung tâm là khu đô thị mới Ấp Doi tại phường 12. Diện tích 468,94 ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 163.000 người.
  • Khu vực 4: Gồm phường 12 (điều chỉnh lại ranh), phường 8, 9 (là phường mới tách ra từ phường 11 và 12) và phường 14 (tách ra từ phường 12).Hiện là khu vực có tốc độ đô thị hóa phức tạp nhất, do vậy đây sẽ là khu vực dân cư mới, chú trọng quy hoạch cải tạo xây dựng, trung tâm phát triển sẽ là khu đô thị phường 14 dọc sông Bến Cát với quỹ đất phát triển là đất nông nghiệp và công nghiệp di dời, chuyển đổi. Diện tích 564,02 ha, dự kiến quy mô dân số khoảng 190.000 người.

Trung tâm quận, hệ thống công trình dịch vụ đô thị:


Hệ thống trung tâm và các công trình dịch vụ của quận bảo đảm đủ các loại hình phục vụ thiết yếu cho dân cư, đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch, tuân thủ việc sử dụng khai thác các quỹ đất nông nghiệp,công nghiệp di dời và đất quốc phòng chuyển đổi. Từng bước tiếp tục biến chuyển, cải tạo từng khu ở, đơn vị ở qua đó xây dựng hoàn thiện hệ thống công cộng tương ứng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của đô thị. Đến năm 2030 quận Gò Vấp sẽ hoàn chỉnh ổn định về cơ cấu hệ thống công trình công cộng, cơ sở hạ tầng xã hội, bao gồm:

  • Công trình hành chính: bao gồm trung tâm hành chính quận và các cơ sở hành chánh, trụ sở cơ quan phường xã, công trình hành chính tại 16 phường.
  • Thương mại – dịch vụ: bao gồm hệ thống thương mại dịch vụ tại các tuyến đường trung tâm: đường Quang Trung, đường Nguyễn Oanh-Nguyễn Kiệm, đường Dương Quảng Hàm; trung tâm thương mại Ngã Sáu, trung tâm thương mại Ấp Doi,trung tâm thương mại Hạnh Thông Tây, trung tâm thương mại phường 14 (khu công nghiệp phường 12 hiện nay), trung tâm thương mại phường 3, 7, 10. Ổn định chỉnh trang hệ thống chợ (chợ Gò Vấp, Xóm Mới, An Nhơn và Tân Sơn Nhất).
  • Giáo dục đào tạo: đảm bảo đủ quy mô, chỉ tiêu đất giáo dục theo định hướng phát triển của quy hoạch ngành theo Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố và quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học quận Gò Vấp đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp phê duyệt tại Quyết định 387/QĐ-UBND ngày 29/3/2011. Dự kiến nhu cầu đất giáo dục trên địa bàn quận 66,6 ha, chỉ tiêu bình quân 1,0 m2/người; trong đó mầm non: khoảng 15ha, tiểu học: khoảng 22,1 ha, trung học cơ sở: khoảng 16,2 ha, trung học phổ thông: khoảng 8,8 ha và dạy nghề khoảng 4,5ha.
    • Tiến hành duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các công trình giáo dục hiện hữu.
    • Xây dựng một số trường đảm bảo bán kính phục vụ và việc huy động số người trong độ tuổi đến trường.
    • Khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực hình thành các cơ sở giáo dục
  • Y tế: công trình cấp quận gồm bệnh viện quận Gò Vấp; cấp phường có các trạm y tế phường (xây dựng lại một số trạm y tế do di dời như phường 3, 5,15 và các trạm y tế mới phục vụ cho các phường mới được tách ra). Ngoài ra còn có một số bệnh viện tư nhân đang được triển khai. Tổng quỹ đất y tế xây dựng trong đợt khoảng hơn 3ha, hoàn thiện hệ thống y tế, đạt chuẩn quốc gia tất cả các cơ sở y tế, đối với trạm y tế, quy mô 500m2/trạm.
  • Văn hóa: Bổ sung các trung tâm văn hóa liên phường, có nhiều cụm văn hóa, nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các khu vực ở theo các cụm dân cư.
  • Thể dục thể thao: đạt chuẩn, đảm bảo chỉ tiêu theo quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao thành phố đến năm 2030.
    • Phát triển mạng lưới thể dục thể thao liên phường.
    • Sân thể thao cơ bản, sân vận động và Trung tâm thể dục thể thao cấp quận theo tiêu chuẩn quốc gia.
  • Hệ thống các công trình công cộng cấp thành phố: Bao gồm Bệnh viện175, Làng trẻ em S.O.S với diện tích: 22,26 ha.
  • Các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: Bao gồm trường văn thư lưu trữ, trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên thành phố, trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, trường trung học biên phòng, trường đại học dân lập Văn Lang với diện tích: 10,73 ha.
  • Hệ thống cây xanh: Hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quận bao gồm 3 nhóm chính:
    • Cây xanh sử dụng công cộng: gồm các công viên lớn, tập trung gồm Công viên Gia Định phường 3 (cấp thành phố)quy mô khoảng 13,5 ha; công viên văn hóa quận thuộc phường 17 quy mô khoảng 37,08 ha; và cây xanh sử dụng công cộng được bố trí phân tán trong các đơn vị ở(được thể hiện cụ thể trong quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu);
    • Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ): quy hoạch cây xanh theo các tuyến đường chính, đường khu vực tạo thành mảng xanh liên hoàn cho đô thị;
    • Cây xanh chuyên dụng: cây xanh cách ly hành lang tuyến điện, hành lang bảo vệ sông rạch;
  • Công nghiệp, kho tàng: Điều chỉnh đất công nghiệp theo hướng giảm diện tích. Giữ đất công nghiệp tại phường 12 và phường 11 nhưng quy mô giảm còn khoảng 42,93 ha. Hạn chế phát triển và mở rộng các nhà máy xí nghiệp, kho tàng xen cài trong khu dân cư.
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm trạm trung chuyển rác tại phường 14 (phường 12 cũ) với diện tích 1,6 ha; 2 nhà tang lễ với tổng diện tích0,2 ha; nhà tang lễ trong khuôn viên bệnh viện 175 với diện tích 0,1 ha.
  • Đất an ninh quốc phòng: Điều chỉnh đất an ninh quốc phòng theo hướng giảm diện tích so với quy hoạch chung của quận được duyệt năm 1998 do chuyển đổi sang chức năng đất hỗn hợp.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Gò Vấp TPHCM
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Gò Vấp TPHCM

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 21/10/2022, UBND quận Gò Vấp đã tổ chức Hội nghị công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2022. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được triển khai Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND TP về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của quận Gò Vấp.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND quận Đỗ Anh Khang yêu cầu các đơn vị liên quan và UBND 16 phường tổ chức niêm yết công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2022 theo quy định, đồng thời triển khai thực hiện công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Trước đó, ngày 07/10/2022 UBND thành phố Hồ CHí Minh ban hành Quyết định số 3395/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, quận Gò Vấp.

Theo quyết định, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của quận Gò Vấp được xác định với tổng diện tích đất tự nhiên 1.973,25 ha, bao gồm các loại đất như sau:

Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm 2022 của quận Gò Vấp được xác định gồm:

  • Đất nông nghiệp: 5,45 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 6,01 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 18,56 ha.
  • Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 1 16 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của quận Gò Vấp được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của quận.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận 12 (TP.HCM) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Tân Bình (TP.HCM) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây