Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Đô...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương (Nghệ An) đến 04/2024

4455
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương (Nghệ An), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 25/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


22-9-2021 | Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An đến 2030

22-9-2021 | Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An đến 2030

Đô Lương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Nghệ An. Vị trí huyện Đô Lương


  • Phía bắc giáp huyện Tân Kỳ
  • Phía nam giáp huyện Nam Đàn
  • Phía đông giáp huyện Yên Thành và Nghi Lộc
  • Phía tây giáp huyện Anh Sơn, Thanh Chương.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 350,433 km², dân số là 213.543 người, mật độ dân số đạt 609 người/km².

Huyện Đô Lương có diện tích 350,433 km² dân số năm 2010 là 193.890 người. Có 4,86% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Đô Lương và 32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Đô Lương

Về quy hoạch công nghiệp:

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Đô Lương được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An. Hiện tại trong kỳ 2021-2030 huyện Đô Lương đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệpcụm công nghiệp trên địa bàn.

Mới đây UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3641/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 về việc phê duyệt mở rộng Cụm công nghiệp Lạc Sơn, huyện Đô Lương.

Mở rộng Cụm công nghiệp Lạc Sơn, huyện Đô Lương (đã được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 43/QĐ-UBND.ĐT ngày 06/01/2016, điều chỉnh diện tích tại Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 03/4/2019). Tại xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương.


Diện tích: 72,90 ha (theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch số 1388/QĐ-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh). Trong đó:

  • Diện tích cụm công nghiệp hiện có: 16,42 ha.
  • Diện tích mở rộng cụm công nghiệp: 56,48 ha.

Giai đoạn đến 2030: Phát triển hệ thống Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ tại các xã Trù Sơn, Hiến Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn với tổng diện tích khoảng 2.000 ha theo định hướng Quy hoạch tỉnh Nghệ An và định hướng phát triển mở rộng khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Phát triển 02 cụm công nghiệp với tổng diện tích 113,3 ha, gồm:

  • Cụm công nghiệp Lạc Sơn tại xã Lạc Sơn, quy mô khoảng 72,90 ha, ưu tiên các dự án sản xuất hàng tiêu dùng, điện tử, may mặc;
  • Cụm công nghiệp Thượng Sơn tại xã Thượng Sơn, quy mô khoảng 40,4 ha, ưu tiên các dự án giày da, may mặc.

Quy hoạch phát triển 7 khu làng nghề theo hướng tập trung, trong đó có 03 cụm làng nghề lớn, gồm:

  • Cụm công nghiệp làng nghề Trù Sơn tại xã Trù Sơn, có quy mô 15 ha, phát triển chủ đạo nghề sản xuất gốm sứ;
  • Cụm công nghiệp làng nghề Tĩnh Gia tại xã Thái Sơn, có quy mô 18 ha, phát triển chủ đạo nghề sản xuất đồ mộc mỹ nghệ;
  • Cụm công nghiệp làng nghề Thượng, Cát tại xã Tân Sơn, có quy mô 19 ha, phát triển chủ đạo nghề sản xuất chế biến thực phẩm.

Về quy hoạch phát triển đô thị:

Ngày 29/12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua chủ trương ban hành Đề án quy hoạch xây dựng đô thị Đô Lương đạt đô thị loại IV trước năm 2025 và định hướng phát triển huyện Đô Lương trở thành thị xã trước năm 2030.

Theo đồ án, Huyện Đô Lương hiện tại có 32 xã và 1 thị trấn, phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Đô Lương nằm trong địa giới hành chính của 13 xã và 1 thị trấn. Dự kiến đô thị Đô Lương trở thành thị xã sẽ chia làm 12 phường, 19 xã còn lại (vùng nằm ngoài đô thị Đô Lương) dự kiến sẽ chia thành 12 xã.

Vị trí quy hoạch thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Vị trí quy hoạch thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương

Về định hướng lộ trình phát triển đô thị Đô Lương, dự thảo Đề án cho biết sẽ xây dựng đô thị Đô Lương đạt đô thị loại IV trước năm 2025 và định hướng phát triển huyện Đô Lương trở thành thị xã theo hướng thương mại, dịch vụ trước năm 2030.

Theo Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương đến 2035. Định hướng phát triển gồm 03 đô thị: Đô thị Đô Lương (thị trn Đô Lương hiện hữu và vùng phụ cận); đô thị Giang Sơn và đô thị Thượng Sơn.

Đô thị Đô Lương (đô thị loại IV): Có chức năng là Trung tâm hành chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật và thương mại dịch vụ của huyện Đô Lương và các huyện phía Tây Nam tỉnh Nghệ An.

Đô thị Giang Sơn (đô thị loại V): Là đô thị sinh thái phía Tây Bắc huyện Đô Lương.

Đô thị Thượng Sơn (đô thị loại V): Là đô thị thương mại dịch vụ khu vực phía Đông Nam huyện Đô Lương.

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Đô Lương được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.

Đường bộ:

  • Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Đô Lương có 07 tuyến, gồm: QL7, QL7C, QL7B, QL15, QL46B, QL46C, QL48ETổng chiều dài khoảng 130,25km;
  • Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện Đô Lương có 03 tuyến, gồm: TL533, TL534, TL538. Tổng chiều dài khoảng 24,2km;

Đường thủy:

  • Sông Lam: Đoạn qua địa bàn huyện dài 28,8km, quy hoạch tuyến đường sông vận tải tiêu chuẩn cấp III.
  • Cảng thủy nội địa: Quy hoạch các cảng hàng hóa: Cảng Chợ Sỏi – xã Lưu Sơn, quy mô cảng cấp IV. Cảng Tràng Sơn – xã Tràng Sơn, quy mô cảng cấp II.
  • Bến thủy nội địa: Nâng cấp các bến tại đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn), bến Bắc Sơn, bến Trung Sơn, bến Đặng Sơn để phục vụ vận chuyển hàng hóa và phục vụ phát triển du lịch dọc sông Lam.

Bến xe cấp huyện: Quy hoạch 01 bến xe quy mô diện tích khoảng 31.000m2, tại xã Lưu Sơn – Đô Lương, Quy mô tiêu chuẩn bến xe loại 1.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 26/9/2022, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 373/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Đô Lương.

Theo quyết định, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đô Lương được xác định trên bản đồ quy hoạch đất với các loại đất như sau: Diện tích đất nông nghiệp: 23.725,18 ha; Diện tích đất phi nông nghiệp: 11.126,00 ha; Đất chưa sử dụng: 521,00 ha

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch 2021- 2030: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.784,90 ha: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 948,09 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 31,37 ha.

Vị trí và diện tích các khu vực chuyển mục đích sử dụng và đưa vào sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Đô Lương.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Đô Lương

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 24/5/2023, UBND huyện Đô Lương ban hành Thông báo số 167/TB-UBND về việc Công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Đô Lương.

Ngày 21/09/2023, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 545/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Đô Lương

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương

Ngày 18/1/2023, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 168/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch vùng huyện Đô Lương nhằm định hướng phát triển thống nhất về không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với phát triển chung vùng Tây Nam tỉnh Nghệ An; phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, các vùng chức năng với các vùng miền.

Quy hoạch vùng huyện Đô Lương được xây dựng đảm bảo tính chất, chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa mới của tỉnh Nghệ An, có vai trò động lực phát triển của vùng phía Tây tỉnh Nghệ An. Là điểm kết nối giao thông Đông, Tây, Nam, Bắc liên kết giữa các huyện phía Tây với thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, khu kinh tế Đông Nam và các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An. Là một trong những vùng chủ đạo nằm trong Hành lang kinh tế Quốc lộ 7 với tiềm năng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, du lịch, khai thác chế biến nông lâm nghiệp… Là khu vực phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế, văn hóa, môi trường và an ninh quốc phòng.

Huyện Đô Lương được định hướng phân thành 03 vùng phát triển không gian theo hướng vừa kết nối với tổng thể phát triển chung của tỉnh Nghệ An, vừa khai thác hiệu quả các tiềm năng của địa bàn khu vực. Cụ thể:

  • Vùng phía Tây Bắc (gồm các xã Ngọc Sơn, Lam Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn và Bài Sơn) phát triển đô thị Giang Sơn theo hướng đô thị sinh thái. Phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển nông nghiệp với vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, dược liệu; chăn nuôi gia súc; phát triển du lịch sinh thái gắn với hồ nước khoáng nóng Giang Sơn và các hồ đập lớn.
  • Vùng Trung tâm (gồm Thị trấn Đô Lương và các xã: Bắc Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Hòa Sơn, Lạc Sơn, Lưu Sơn, Nam Sơn, Thịnh Sơn, Tràng Sơn, Văn Sơn, Yên Sơn) phát triển đô thị Đô Lương gắn với phát triển thương mại dịch vụ tổng hợp, trung tâm của vùng Tây Nam tỉnh Nghệ An; phát triển công nghiệp gồm cụm công nghiệp Lạc Sơn. Phát triển nông nghiệp với vùng trồng lúa và hoa màu sản xuất thực phẩm sạch cho các khu đô thị; phát triển du lịch gắn với văn hóa lịch sử.
  • Vùng Đông Nam (gồm các xã Trung Sơn, Thuận Sơn, Xuân Sơn, Tân Sơn, Minh Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Nhân Sơn, Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn và Mỹ Sơn) phát triển đô thị Thượng Sơn; phát triển công nghiệp gồm cụm công nghiệp Thượng Sơn và vùng phát triển mở rộng không gian của khu kinh tế Nghệ An; phát triển lâm nghiệp công nghệ cao, trồng lúa và hoa màu. 

Tài liệu kèm theo:


4.7/5 - (10 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn (Nghệ An) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây