Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị. Cập nhật đến 29/03/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Thoại Sơn nằm ở phía nam tỉnh An Giang, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Long Xuyên và huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ
  • Phía tây giáp huyện Tri Tôn và tỉnh Kiên Giang
  • Phía nam giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang
  • Phía bắc giáp huyện Châu Thành.

Huyện có diện tích 458,69 km², dân số năm 2019 là 163.427 người, mật độ dân số đạt 356 người/km².

Quy hoạch Huyện Thoại Sơn, bao gồm 3 thị trấn: Núi Sập (huyện lỵ), Óc Eo, Phú Hòa và 14 xã: An Bình, Bình Thành, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Phú Thuận, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê được chia thành 76 ấp.


Thông tin quy hoạch huyện Thoại Sơn mới nhất

  • Vị trí: Huyện Thoại Sơn
  • Quy mô: 470,82 km2
  • Quyết định phê duyệt: 34/QĐ-UBND
  • Năm thực hiện: 2018

Quy hoạch thị trấn Núi Sập đến 2030

Cập nhật quy hoạch thị trấn Núi Sập đến 2030, huyện Thoại Sơn.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Xem Quyết định điều chỉnh Quy hoạch thị trấn Núi Sập đến 2030.

Tải bản đồ điều chỉnh quy hoạch thị trấn Núi Sập đến 2030


Định hướng phát triển vùng huyện Thoại Sơn:

Thoại Sơn thuộc tiểu vùng 1 – vùng trung tâm của tỉnh An Giang, kết nối thuận tiện với các hành lang kinh tế Quốc gia trọng điểm như: đường QL91, QL 80, QL N2, Sông Hậu, là khu vực tiềm năng gắng kết An Giang với các trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng TP. Hồ Chí Minh và vùng Thủ đô Phnompenh.

Định hướng phân vùng phát triển được chia huyện làm 05 vùng phát triển:

– Vùng I – Vùng Trung tâm: Khu vực phát triển đô thị, hạt nhân là thị trấn Núi Sập với 03 xã Thoại Giang, Bình Thành và Định Thành. Đây là Trung tâm hành chính, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao của huyện. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Cơ sở dịch vụ nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái.

– Vùng II – Vùng Tây Nam: Khu vực phát triển đô thị hạt nhân là thị trấn Óc Eo và 02 xã Vọng Đông và Vọng Thê. Đây là khu vực phát triển thương mại dịch vụ và du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, tham quan, dã ngoại. Tôn tạo bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Phát triển và mở rộng khu di tích văn hóa Óc Eo.

– Vùng III – Vùng Đông Bắc: Khu vực phát triển đô thị với hạt nhân là thị trấn Phú Hòa với xã Vĩnh Trạch. Đây là khu vực phát triển tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông thủy sản.

– Vùng IV – Vùng Tây Bắc: gồm 05 xã Tây phú, An Bình, Mỹ Phú Đông, Vĩnh Phú và Định Mỹ. Đây là khu vực phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Phát triển vùng chuyên canh lúa nước, màu kết hợp với cải tạo vườn tạp, hình thành các vùng cây ăn trái có lợi nhuận cao. Hình thành các trang trại có quy mô vừa với hình thức trang trại gia đình.

– Vùng V – Vùng Đông Nam: gồm 03 xã Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh và Phú Thuận: đây là khu vực phát triển nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp chất lượng cao. Định hướng hình thành khu vực logistic tại khu vực cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ.

Quy hoạch giao thông huyện Thoại Sơn

Về giao thông đường bộ: Địa phương nên cân đối quỹ đất để phục vụ việc phát triển mạng lưới đường bộ do cấp trên phân bổ trên địa bàn huyện, cụ thể như tuyến đường cao tốc, tuyến tỉnh lộ 943. Bên cạnh đó địa phương sẽ đầu tư phát triển các tuyến giao thông huyện nhằm liên kết với các địa bàn lân cận. Đặc biệt đối với giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 – 2025: phấn đấu xây dựng 100% đường đến trung tâm xã đạt chuẩn loại AH và 100% đường giao thông nông thôn còn lại đạt chuẩn loại A. Xây dựng mới và nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên ấp trọng điểm; Giai đoạn 2021 – 2025: tiếp tục củng cố vững chắc các tuyến đường hiện có, đồng thời mở rộng nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn liên ấp đạt chuẩn.

Về Giao thông đường thủy: Phát triển mạng lưới đường thủy theo hướng liên kết với đường bộ, tạo điều kiện phát triển vận tải thủy, bộ kết hợp. Các tuyến đường thủy chủ yếu: kênh Ba Thê, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, kênh Đòn Dong, kênh Mướp Văn, kênh Kiên Hảo, đảm bảo có chiều rộng và độ sâu đủ năng lực cho thuyền ghe có tải trọng lớn lưu thông.

Xây dựng, phát triển hệ thống tàu bè, đảm bảo vận chuyển sản phẩm hàng hóa từ vùng sản xuất đến vùng tiêu thụ. Chú ý cải tạo, nạo vét luồng lạch, hai bên bờ kênh nhằm phục vụ công tác thuỷ lợi, phục vụ dân sinh và phát triển du lịch…

Bản đồ Quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất 2022, huyện Thoại Sơn

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Mới đây UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn với những nội dụng cụ thể như:

Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Thoại Sơn được xác định với diện tích và cơ cấu các loại đất phân bổ trong thời kỳ quy hoạch gồm các loại đất sau:

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch của huyện Thoại Sơn bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.089,16 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 1.580,03 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 1,15 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu huyện Thoại Sơn.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Thoại Sơn
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Thoại Sơn

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn được UBND tỉnh An Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất 2022:

Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 3262/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Thoại Sơn.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2022 của huyện Thoại Sơn, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp: 41.281,85 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 5.785,79 ha.
  • Đất chưa sử dụng: 36,14 ha

Kế hoạch thu hồi các loại đất:

  • Đất nông nghiệp: 4,33 ha.
  • Đất phi nông nghiệp: 0,69 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 87,08 ha.
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 0 ha.
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 2,13 ha

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của huyện Thoại Sơn được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện.

Kế hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn năm 2022 nhằm cụ thể hoá các diện tích đất nhằm phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Thoại Sơn.

Phân biệt giữa Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:

Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế – xã hội , đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch.

Quy hoạch bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. Bởi vì kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Do vậy, trong một số trường hợp, quy hoạch hoá đất đai đã bao hàm cả kế hoạch hoá đất đai.

Cần phân biệt rõ:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Tài liệu kèm theo:

Tham khảo thêm:

Quy hoạch thành phố Long Xuyên đến 2025, định hướng đến 2030


Rate this post
Bài trướcThông tin quy hoạch thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến 03/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) đến 03/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây