Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 28/03/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Nghi Xuân nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 310 km về phía bắc, cách thành phố Hà Tĩnh 47 km, cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía nam và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông
  • Phía tây giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  • Phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà
  • Phía bắc giáp thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An.

Huyện Nghi Xuân có diện tích 218 km² và dân số năm 2019 là 102.160 người. Huyện Nghi Xuân cách sân bay Vinh chưa đầy 20 km, đi cửa khẩu Cầu Treo biên giới Việt-Lào 110 km theo đường quốc lộ 8, đi khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh) 115 km. Có khu du lịch Xuân Thành, cảng cá Xuân Hội, cảng Xuân Hải; có hệ thống giao thông khá thuận lợi với hai nhánh đường quốc lộ với chiều dài gần 35 km; có 32 km bờ biển với các bãi biển thoải, nước biển trong xanh; sông Lam chảy ven phía tây bắc với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km. 3,72% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Quy hoạch Huyện Nghi Xuân, bao gồm 2 thị trấn: Tiên Điền (huyện lỵ), Xuân An và 15 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Đan Trường, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Yên.


Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Nghi Xuân

Về quy hoạch giao thông:

Đường bộ:

  • Quốc lộ: Quốc lộ 1 hoàn thành nâng cấp mở rộng tuyến hiện có, đạt quy mô 4 làn xe cơ giới; Quốc lộ 1 đoạn tránh Hồng Lĩnh, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, nền 24m, mặt 15,5m; Quốc lộ QL8B, nâng cấp nền 24m, mặt 15,5m; Tuyến quốc lộ ven biển, được thiết kế cấp III đồng bằng, quy mô mặt 11m, nền 12m đoạn qua khu dân cư quy mô mặt 12m, nền 13,8m.
  • Đường tỉnh: DT546 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m; DT547, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng rộng 10,5m, nền đường rộng 12m; Đường Giang- Viên- Lĩnh Định hướng đến năm 2035 nâng cấp thành đường tỉnh, quy mô đường cấp III bề rộng nền 12,0m, bề rộng mặt 7,0m; Đường đê biển (Ký hiệu ĐB) là tuyến xây mới dài 37,51km.
  • Đường huyện: Cải tạo 06 tuyến lên cấp IV đồng bằng và quy hoạch 08 tuyến mới lên cấp IV đồng bằng (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn). Riêng đường nối QL1 mới và QLVB dài 8km cấp quản lý đường đô thị, bề rộng nền 70m, bề rộng mặt 32,5m
  • Đường liên xã, xã: Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
  • Giao thông đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch: Được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, Khu công nghiệp, khu du lịch…
  • Bến đỗ xe: Xây dựng 02 bến xe tại thị trấn Xuân An và xã Xuân Hải với diện tích xây dựng mỗi bến là 5000m2.
  • Bãi đỗ xe: Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ xe đã được xác định trong quy hoạch chung thị trấn Xuân An, thị trấn Nghi Xuân và quy hoạch phân khu khu du lịch Xuân Thành và vùn phụ cận. Dự kiến xây mới bãi đỗ xe với quy mô từ 1500 đến 2000 m2 tại khu lưu niệm Nguyễn Du, Đền Củi, xã Cương Gián, xã Cổ Đạm, Xuân Hội.

Đường thủy:

  • Quy hoạch các tuyến đường sông: Tuyến sông Lam dài 28 km đi qua địa bàn.
  • Quy hoạch các bến cảng: Bến cảng Xuân Hải: Tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ giai đoạn 2020, định hướng 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 29/07/2016; Cảng xăng dầu Xuân Giang: Tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ giai đoạn 2020, định hướng 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 29/07/2016; Cảng cá Xuân Hội: Cải tạo luồng lạch cho các tàu đánh bắt xa bờ cỡ lớn vào thuận lợi, đảm bảo vệ sinh môi trường quanh cảng.
  • Bến đò: Nâng cấp 3 bến đò ngang phục vụ khách địa phương thường xuyên. bến đò Xuân Giang 1, bến đò Xuân Giang 2, bến đò Xuân Hội.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Tổng quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề huyện Nghi Xuân đến năm 2025 khoảng 188,1ha đến năm 2035 khoảng 550ha. Trong đó:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


  • Khu công nghiệp Gia Lách: Quy mô 350 ha, khu công nghiệp tập trung sản xuất điện tử, công nghiệp sạch, logicstic, dịch vụ công nghiệp thương mại…
  • Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh: Quy mô 36 ha.
  • Cụm công nghiệp Xuân Mỹ: Quy mô 25 ha.

Một số cơ sở công nghiệp kém hiệu quả như nhà máy đóng tàu Vinashin cần chuyển đổi chức năng cho phù hợp. Ngoài ra còn có các cụm, điểm Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Về quy hoạch đô thị:

Đô thị hiện hữu:

  • Đô thị Xuân An: Là đô thị trực thuộc huyện, trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện Nghi Xuân. Đô thị loại IV (2025),  loại IV (2035). Quy mô dân số: 18.000 người (năm 2025), 25.000 người (năm 2035). Đất xây dựng đô thị khoảng: 448-578 ha.
  • Đô thị Nghi Xuân và phụ cận: Là đô thị huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Nghi Xuân. Đô thị loại V năm 2025, loại V năm 2035. Quy mô dân số: 10.000 người (2025); 20.000 người (2035). Đất xây dựng đô thị khoảng: 249-463 ha.

Đô thị phát triển mới:


  • Đô thị Xuân Thành: Là đô thị trực thuộc huyện, trung tâm du lịch biển phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh và Nam Nghệ An. Dự kiến đô thị loại V năm 2025, loại V năm 2035. Quy mô dân số: 5.200 người (năm 2025); 7.000 người (năm 2035). Đất xây dựng đô thị khoảng: 129-162 ha.
  • Đô thị Cương Gián: là đô thị trực thuộc huyện, trung tâm chế biến thủy, hải sản và phát triển thương mại-dịch vụ hỗ trợ đô thị du lịch Xuân Thành. Dự kiến đô thị loại V năm 2025, loại V năm 2035. Quy mô dân số: 13.000 người (năm 2025); 15.000 người (năm 2035). Đất xây dựng đô thị khoảng: 324-347 ha.

Các khu đô thị có khả năng phát triển đến năm 2050: Tầm nhìn đến năm 2050 Nghi Xuân sẽ có tiêm năng tiếp tục phát triển đô thị. Dự báo các khu vực sẽ phát triển đô thị trong tương lai bao gồm 02 khu vực (1) khu vực dọc tuyến Đông-Tây (70m) và (2) khu vực đầu cầu Cửa Hội.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất, huyện Nghi Xuân

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 15/12/2022, UBND huyện Như Xuân đã ban hành Thông báo số 251/TB-UBND về việc công khai Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 huyện Nghi Xuân.

Hồ sơ công khai gồm:

  • Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Nghi Xuân;
  • Báo cáo thuyết minh;
  • Hệ thống các biểu;
  • Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Nghi Xuân;

Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, huyện Nghi Xuân được xác định với các chỉ tiêu sử dụng đất và cơ cấu các loại đất với tổng diện tích đất tự nhiên là 22251,10 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 14.053,78 ha; Đất phi nông nghiệp: 7.883,60 ha; Đất chưa sử dụng: 313,71 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, huyện Nghi Xuân: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.035,30 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 77,12 ha: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 15,15 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng giai đoạn 2021-2030, huyện Nghi Xuân: Đất nông nghiệp: 560,28 ha; Đất phi nông nghiệp: 144,50 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Nghi Xuân

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Nghi Xuân đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Nghi Xuân được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 04/3/3022, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Nghi Xuân.

Theo quyết định, kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất trong năm 2022 của huyện Hương Sơn với tổng diện tích đất tự nhiên là 22.251,10 ha bao gồm: Đất nông nghiệp: 14.827,43 ha; Đất phi nông nghiệp: 6.579,15 ha; Đất chưa sử dụng: 844,51 ha; Đất đô thị: 213,84 ha

Vị trí và diện tích các khu vực đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Nghi Xuân.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 13/6/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1354/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Nghi Xuân.

Vị trí và diện tích các khu vực đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Nghi Xuân.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Xuân

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghi Xuân được thực hiện theo Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Theo quyết định, quy hoạch Vùng huyện Nghi Xuân phân thành 03 vùng phát triển như sau:

a) Vùng kinh tế ven biển phía Đông:

– Phạm vi: Bao gồm các xã ven biển của huyện Nghi Xuân; Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải và một phần các xã Xuân Yên, Xuân Thành, Cổ Đạm, Xuân Liên, Cương Gián; Tổng diện tích 6.657,7 ha.

– Chức năng: Là vùng kinh tế tổng hợp thế mạnh nổi bật là dịch vụ thương mại – du lịch biển. Vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Vùng phát triển đô thị mới của huyện.

– Định hướng phát triển: Phát triển các khu du lịch sinh thái biển dọc theo tuyến quốc lộ ven biển. Phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Các đô thị phân bố theo dạng chuỗi theo quốc lộ ven biển.

+ Đô thị Xuân Thành: Trung tâm là du lịch, thương mại, dịch vụ của vùng là động lực phát triển của vùng.

+ Đô thị Cương Gián: Là đô thị dịch vụ, thương mại, hỗ trợ du lịch, phát triển các ngành về chế biến thủy, hải sản.

b) Vùng kinh tế trung tâm: Vùng kinh tế đô thị

– Phạm vi: Bao gồm thị trấn Nghi Xuân, các xã Xuân Giang, Tiên Điền và một phần thị trấn Xuân An, một phần các xã Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Mỹ, Xuân Viên;Tổng diện tích 4.378,4 ha.

– Chức năng: Là vùng kinh tế tổng hợp thế mạnh nổi bật là kinh tế đô thị dịch vụ, thương mại, du lịch tâm linh và công nghiệp. Vùng phát triển đô thị, dẫn cư lớn của huyện.

– Định hướng phát triển: Phát triển các khu du lịch tâm linh thành hệ thống, liên kết với du lịch sinh thái nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

+ Các đô thị Xuân An, Nghi Xuân phân bố theo dạng chuỗi theo quốc lộ 8B, có khu hướng tập trung thành cụm đô thị kết hợp với đô thị hình thành theo hướng Đông Tây dọc hành lang nội vùng (lộ giới 70m) thành khu vực tập trung đô thị của huyện Nghi Xuân.

+ Phát triển khu công nghiệp Gia Lách theo định hướng quy mô 350 ha làm động lực phát triển cho vùng, đô thị

c) Vùng kinh tế phía Nam: Vùng kinh tế nông nghiệp và dự trữ phát triển

– Phạm vi: Tổng diện tích 10.909,8ha; Bao gồm các xã Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Lĩnh và một phần các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên, Xuân Viên, Cổ Đạm và một phần thị trấn Xuân An.

– Chức năng: Là vùng phát triển kinh tế hỗn hợp; chuyên canh cây công nghiệp – lương thực, phát triển đô thị – dân cư gắn với vùng nguyên liệu sản xuất

Bản đồ định hướng phát triển không gian huyện Nghi Xuân
Bản đồ định hướng phát triển không gian huyện Nghi Xuân

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất quận Phú Nhuận (TP.HCM) đến 03/2024
Bài tiếp theoChung cư mini là gì? Quy định quản lý và Rủi ro khi mua bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây