Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đến 04/2024

359
0

Bản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 26/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.

 

Đà Lạt ngày nay là một thành phố khá đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, hướng đến là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.


Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Thành phố có tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, cách Hà Nội 1.500 km và cách Đà Nẵng 658 km về phía nam.

Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 704/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/5/2014)


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Theo đó, phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận bao gồm: Thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 335.930 ha. Trong đó, thành phố Đà Lạt có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.440 ha.

Hiện trạng dân số năm 2011 khoảng 529.631 người; dự báo đến năm 2030 tăng lên khoảng 700.000 – 750.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 450.000-500.000 người. Dự báo khách du lịch khoảng 9-10 triệu người.

Về quy hoạch đô thị:

Quy hoạch Đà Lạt điều chỉnh nêu rõ, Đà Lạt trong tương lai sẽ gồm 6 đô thị vệ tinh lấy Đà Lạt hiện hữu là trung tâm. Các đô thị vệ tinh đảm nhiệm các chức năng khác nhau và cùng kết nối. Đà Lạt (5.900 ha) là đô thị đảm nhiệm chức năng của một trung tâm hành chính, nghỉ dưỡng cao cấp, bảo tồn các di sản kiến trúc.


Huyện Đức Trọng sẽ hình thành các khu đô thị là Liên Nghĩa – Liên Khương (2.600 ha) và FiNôm – Thạnh Mỹ (1.700 ha), Đại Ninh (350 ha) được định hướng trở thành trung tâm thương mại, giải trí và phát triển kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao. Huyện Lâm Hà với đô thị Nam Ban (500 ha) sẽ là trung tâm du lịch hỗn hợp, chế biến nông sản, công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao.

Định hướng phát triển không gian thành phố Đà Lạt theo mô hình tuyến vành đai và các trục hướng tâm theo hình nan quạt, kết nối với các trục cảnh quan mặt nước, cảnh quan rừng, cảnh quan địa hình và hệ thống công viên cây xanh; với mục tiêu nhằm bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch – văn hóa – khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế.

Ngày 11/10/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 1839/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1/2000.

Tổng diện tích quy hoạch 3.998,18 ha, bao gồm: một phần diện tích thuộc thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và một phần diện tích thuộc phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng, được giới hạn như sau:

  • Phía Đông: giáp xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.
  • Phía Tây: giáp xã Lát, huyện Lạc Dương.
  • Phía Nam: giáp phường 7, thành phố Đà Lạt.
  • Phía Bắc: giáp đất rừng Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

 Mục tiêu:

– Cụ thể hóa các đồ án: điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 704/QĐ- TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 tại Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

– Khu du lịch sẽ trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của khu vực Tây nguyên nói chung và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nói riêng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, đáp ứng các tiêu chí là Khu du lịch Quốc gia. Phấn đấu Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng trở thành điểm đến mang tầm cỡ

Quy hoạch phát triển du lịch, nông nghiệp:

Phát triển du lịch di sản, văn hóa, lịch sử tại khu vực trục di sản; du lịch sinh thái, cảnh quan, văn hóa, Festival hoa tại các công viên đô thị và theo các tuyến cảnh quan suối, hồ và các công viên chuyên đề; du lịch cảnh quan nông nghiệp và trang trại giáo dục trong không gian nông nghiệp sạch; du lịch hội nghị – hội thảo tại khu đô thị trung tâm và khu du lịch hồ Chiến Thắng; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp các khu du lịch hỗn hợp; du lịch điều dưỡng, chữa bệnh tại khu du lịch hồ Chiến Thắng và các trung tâm y tế cấp vùng.

Tại huyện Đơn Dương sẽ hình thành đô thị Đ’Ran (350 ha) có chức năng phát triển du lịch cảnh quan hồ. Đô thị Lạc Dương (300 ha) được định hướng hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ. Diện tích đất nằm ngoài quy hoạch đô thị được tính toán để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vào sản xuất nông sản xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển.

Bên cạnh đó, các vùng nông nghiệp lớn sẽ được bảo tồn những nét đặc trưng bao gồm khu vực trồng rau và hoa ở Đà Lạt, khu vực hoa màu rộng lớn phía Nam, vùng trồng cà phê phía Tây và vùng trồng chè phía Đông thành phố Đà Lạt.

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030

Ngày 09/11/2023 UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2199/QĐ-UBND Về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt đến 2030.

Theo quyết định, vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Đà Lạt.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Đà Lạt
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thành phố Đà Lạt

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 28/12/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2595/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, thành phố Đà Lạt.

Vị trí và diện tích các khu đất, công trình dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 được thực hiện theo quyết định nói trên. Được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất 2024, thành phố Đà Lạt.

UBND tỉnh giao UBND thành phố Đà Lạt có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt và tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Tài liệu kèm theo:

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) năm 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)


5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) năm 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây