Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đến 04/2024

1901
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 20/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Thanh Thủy nằm ở phía đông nam tỉnh Phú Thọ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
  • Phía tây và phía nam giáp huyện Thanh Sơn
  • Phía bắc giáp huyện Tam Nông.

Huyện Thanh Thủy có diện tích tự nhiên là 12.097 ha, dân số là 75.588 người 32% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Thanh Thủy hợp nhất với huyện Tam Nông thành huyện Tam Thanh. Sau nhiêu lần chia tách, sát nhập. Đến nay, huyện Thanh Thủy có 1. thị trấn và 10 xã.


Quy hoạch Huyện Thanh Thủy, bao gồm thị trấn Thanh Thủy (huyện lỵ) và 10 xã: Bảo Yên, Đào Xá, Đoan Hạ, Đồng Trung, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Tu Vũ, Xuân Lộc.

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Thanh Thuỷ

Những năm qua, huyện Thanh Thủy luôn quan tâm, cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Thuỷ nói riêng.

Cụm công nghiệp – làng nghề (CCN – LN) Hoàng Xá thuộc địa bàn 2 xã Hoàng Xá và Trung Thịnh, có tổng diện tích 32,72ha, được UBND tỉnh giao doanh nghiệp tư nhân Thành Công (nay là Công ty TNHH xây dựng Thành Công) làm chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và trực tiếp quản lý. Hiện nay, doanh thu CCN – LN Hoàng Xá đạt gần 250 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động với thu nhập bình quân 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Thời gian tới, để sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, huyện tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện để các DN, làng nghề, làng có nghề đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, phát triển sản phẩm có thương hiệu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, gắn với thúc đẩy ngành dịch vụ, du lịch phát triển. Góp phần đưa công nghiệp của địa phương cũng như mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã đề ra.

Quy hoạch giao thông huyện Thanh Thuỷ

Quy hoạch giao thông huyện Thanh Thủy đã tập trung các nguồn lực để từng bước phát triển đồng bộ kết cầu hạ tầng giao thông. Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối liên vùng, liên xã trên địa bàn được đầu tư không chỉ tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân mà còn góp phần thúc đấy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Sau hơn một năm thi công, tuyến tỉnh lộ 317C, đoạn từ Km0+00 đến Km6+600 từ xã Đoan Hạ huyện Thanh Thủy đến xã Thắng Sơn huyện Thanh Sơn với tổng chiều dài hơn 6,7km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2021.


Cùng với Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 317C, các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện cũng đã và đang được xây dựng, cải tạo. Tiêu biểu như dự án:

  • Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình;
  • Tuyến đường giao thông nông thôn từ Đường tỉnh 316 đi qua Trường tiểu học Tân Phương đến Đường tỉnh 317G, xã Tân Phương;
  • Đường huyện thuộc địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy;
  • Đường giao thông huyện lộ kết nối Đường tỉnh 317 đi Đường tỉnh 317G qua xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn với tổng chiều dài khoảng 13,5km và tổng mức đầu tư đạt hơn 288,5tỷ đồng…

Những tuyến đường trên được đánh giá là giao thông huyết mạch kết nối lưu thông hàng hoá và thuận tiện đi lại cho nhân dân trên địa bàn.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, Kế hoạch sử dụng đất đến 04/2024, huyện Thanh Thủy

Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:

Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2175/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Theo quyết định, nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Thanh Thủy với diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch, bao gồm tổng diện tích đất tự nhiên là 12.568,06 ha, trong đó:

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030 của huyện Thanh Thủy, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 2.006,66 ha (trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước là 471,80 ha).
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 115,70 ha.
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 13,91 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng trong kỳ quy hoạch là 7,20 ha sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. (Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử huyện Thanh Thuỷ)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Thanh Thủy
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Thanh Thủy

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

UBND huyện Thanh Thủy đã công bố điểu chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Thanh Thủy, nội dung được điều chỉnh như sau:

Điều chỉnh diện tích đất nông nghiệp là 8.560,67 ha, tăng 1,14 ha so với Kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Cụ thể:

  • Điều chỉnh diện tích đất trồng lúa là: 2.434,15 ha, tăng 1,55 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất trồng cây hàng năm khác là: 938,58 ha, tăng 5,76 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất trồng cây lâu năm là: 1.827,29 ha, giảm 1,02 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất rừng sản xuất là: 2.332,63 ha, giảm 3,06 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất nuôi trồng thủy sản là: 464,41 ha, giảm 2,09 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.

Điều chỉnh diện tích đất phi nông nghiệp là 3.839,54 ha, giảm 1,14 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt, cụ thể:

  • Điều chỉnh diện tích đất thương mại, dịch vụ là: 251,05 ha, tăng 0,49 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là: 69,51 ha, tăng 3,00 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng là: 33,72 ha, tăng 0,10 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là: 1.153,46 ha, giảm 4,48 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất ở tại nông thôn là: 808,28 ha, tăng 0,15 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.
  • Điều chỉnh diện tích đất có mặt nước chuyên dùng là: 205,06 ha, giảm 0,40 ha so với Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đã được phê duyệt.

Các chỉ tiêu diện tích khác giữ nguyên theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Thanh Thủy đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3585/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Thanh Thủy. Theo đó, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Thanh Thủy với các nội dung chủ yếu sau:

Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thanh Thủy với tổng diện tích đất tự nhiên là 12.568,06 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 8.400,81 ha (Đất chuyên trồng lúa nước 1.112,72 ha); Đất phi nông nghiệp 3.998,72 ha; Đất chưa sử dụng 168,53 ha.

Kế hoạch thu hồi đất năm 2023 với tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện các dự án là 379,30 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 369,21 ha (Đất chuyên trồng lúa nước là 54,52 ha); Đất phi nông nghiệp 10,09 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 với tổng diện tích đất chuyển mục đích sử dụng là 507,82 ha, trong đó: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 502,61 ha (Đất chuyên trồng lúa nước là 73,02 ha); Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở là 5,21 ha.

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2023 với tổng diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng năm 2023 là 0,22 ha, chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp.

Danh mục dự án thực hiện trong năm 2023 với tổng số 121 dự án, trong đó 17 dự án đăng ký mới và 104 dự án chuyển tiếp từ kế hoạch sử dụng đất năm 2022.

Danh mục dự án không khả, hủy bỏ: Tổng số 17 dự án.

Phân biệt giữa Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Tài liệu kèm theo:


4.8/5 - (17 bình chọn)
Bài trướcBản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đến 04/2024
Bài tiếp theoDanh sách Khu, Cụm công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc đang hoạt động và thành lập mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây