Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Cao Phong (Hoà Bình), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 09/09/2024
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Huyện Cao Phong là một huyện miền núi, thuộc vùng Tây Bắc.
- Phía Đông giáp huyện Kim Bôi
- Phía bắc giáp thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, trên sông Đà)
- Phía tây giáp huyện Tân Lạc
- Phía Đông Nam giáp huyện Lạc Sơn.
Huyện Cao Phong có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cao Phong (huyện lỵ) và 9 xã: Bắc Phong, Bình Thanh, Dũng Phong, Hợp Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thạch Yên, Thu Phong, Thung Nai.
Quy hoạch giao thông huyện Cao Phong
Giao thông là hạ tầng quan trọng hàng đầu được huyện đặc biệt quan tâm với vai trò “đi trước một bước”, thông “huyết mạch” cho cả nền kinh tế.
Quy hoạch giao thông huyện Cao Phong nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Hoà Bình đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy địa bàn huyện.
Hiện nay, huyện Cao Phong ưu tiên nguồn lực để khớp nối các tuyến giao thông nông thôn với quốc lộ 6, đường 12B, đường tỉnh 435; tiếp tục đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm như đường tỉnh 435, 444; đường Hợp Phong, đường Bắc Phong – Thung Nai, đường QH 13 từ thị trấn Cao Phong đi xã Bắc Phong… Tổng kinh phí đầu tư trong lĩnh vực giao thông ước gần 200 tỷ đồng.
Những dự án giao thông trọng điểm chuẩn bị triển khai gồm: Đường Bắc phong – Thung Nai giai đoạn 2; Đường dân cư mới QH13, QH13B, QH13C thị trấn Cao Phong, xã Bắc Phong; khu đô thị Bắc Phong…
Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:
Hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng được xem là đòn bẩy giúp Hòa Bình nói chung và Cao Phong nói riêng với nhiều tiềm năng về nông sản sẽ trở thành tâm điểm du lịch mới, thu hút không chỉ du khách mà cả các nhà đầu tư về du lịch về trên địa bàn huyện.
Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất huyện Cao Phong
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 13/9/2021, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cao Phong.
Theo quyết định số 2029/QĐ-UBND, quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Cao Phong bao gồm các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 21.571,62 ha; Đất phi nông nghiệp 3.846,97 ha; Đất chưa sử dụng 149,78 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của huyện cao Phong, bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 2.747,91 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 12,92 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 6,03 ha.
Trong kỳ quy hoạch, huyện Cao Phong cũng đưa một số diện tích đất phi nông nghiệp chưa sử dụng vào sử dụng là 4,20 ha.
Vị trí, diện tích đất các công trình, dự án thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 được thể hiện trên Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Cao Phong tỷ lệ 1/25.000; Bản về vị trí, ranh giới, diện tích đất các công trình dự án và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, do Uỷ ban nhân dân huyện Cao Phong xác lập.
Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Mới đây, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 680/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong để quy hoạch khu dân cư tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong.
Theo quyết định, tỉnh Hòa Bình quyết định thu hồi 4.686,5 m2 đất trụ sở cơ quan tại xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà quản lý, không còn nhu cầu sử dụng.
Ngày 21/04/2022, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 1594/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Cao Phong.
Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Cao Phong 25.568,37 ha, bao gồm các nhóm đất: Đất nông nghiệp 20.699,93 ha; đất phi nông nghiệp 4.724,21 ha; đất chưa sử dụng 144,23 ha. (Chi tiết phân bổ theo các loại đất và phân bổ cho các xã, thị trấn theo Biểu số 01 kèm theo).
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 của huyện Cao Phong 875,70 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 862,00 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 12,92 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 0,78 ha. (Chi tiết chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 theo Biểu số 02 kèm theo).
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022 của huyện Cao Phong 678,95 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 676,48 ha; đất phi nông nghiệp 2,47 ha. (Chi tiết phân bổ theo các loại đất và phân bổ cho các xã, thị trấn theo Biểu số 03 kèm theo).
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022 của huyện Cao Phong 5,55 ha, bao gồm sử dụng vào mục đích: Đất nông nghiệp 0 ha; đất phi nông nghiệp 5,55 ha. (Chi tiết đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo các mục đích và phân bổ cho các xã, thị trấn theo Biểu số 04 kèm theo).
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của huyện Cao Phong được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023
Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Cao Phong với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch: Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Cao Phong 25.568,37 ha, bao gồm các nhóm đất: Đất nông nghiệp 21.392,47 ha; đất phi nông nghiệp 4.027,52 ha; đất chưa sử dụng 148,37 ha. Trong đó:
Kế hoạch sử dụng đất đăng ký mới năm 2023: đất nông nghiệp giảm 24,35 ha; đất phi nông nghiệp tăng 24,35 ha; đất chưa sử dụng không giảm. Chuyển tiếp kế hoạch sử dụng đất năm 2022: đất nông nghiệp giảm 135,93 ha; đất phi nông nghiệp tăng 137,35 ha; đất chưa sử dụng giảm 1,42 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 của huyện Cao Phong 180,74 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 160,28 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 19,88 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 0,58 ha. Trong đó: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất tăng mới: 24,55 ha; Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất chuyển tiếp năm 2022: 156,19 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất: Kế hoạch thu hồi đất năm 2023 của huyện Cao Phong 151,30 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 149,15 ha; đất phi nông nghiệp 2,15 ha. Trong đó: Kế hoạch thu hồi đất tăng mới: 52,45 ha; Kế hoạch thu hồi đất chuyển tiếp năm 2022: 98,85 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2023 của huyện Cao Phong 1,42 ha, bao gồm sử dụng vào mục đích: Đất nông nghiệp 0,0 ha; đất phi nông nghiệp 1,42 ha. Trong đó: Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tăng mới: 0,00 ha; Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng chuyển tiếp năm 2022: 1,42 ha.
Quy hoạch phát triển đô thị – công nghiệp huyện Cao Phong
Về quy hoạch phát triển đô thị:
Trước đó, ngày 29/10/2020 UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 2620/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung tỷ lệ 1/2000 thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo quyết định, Quy mô lập quy hoạch: 388,47ha trong đó, diện tích quy hoạch thị trấn đã duyệt 150,0ha, diện tích mở rộng 238,5ha (Thị trấn Cao Phong 124,7ha, một phần của các xã Bắc Phong 105,4ha và xã Thu Phong 8,4ha). Thuộc địa giới hành chính thị trấn Cao Phong và một phần của xã Bắc Phong, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Phạm vi ranh giới của đồ án:
- Phía Bắc: giáp xã Thu Phong;
- Phía Nam: giáp xã Tây Phong;
- Phía Đông: giáp xã Đông Phong và xã Tây Phong;
- Phía Tây: giáp xã Bắc Phong và Tây Phong
Mục tiêu của đồ án được xác định nhằm cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình, định hướng đến năm 2030. Xây dựng thị trấn Cao Phong là đô thị hạt nhân, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá có vai trò đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cao Phong đến năm 2035.
Dự kiến đến năm 2030 nhu cầu đất xây dựng khoảng 296,84 ha; trong đó đất xây dựng dân dụng 117,96ha. Dự kiến đến năm
2035 nhu cầu đất xây dựng khoảng 388,47 ha; trong đó đất xây dựng dân dụng 149,51ha.
Bên cạnh đó, huyện đã thu hút được các nhà đầu tư về khu đô thị như: Khu đô thị TNR Cao Phong được quy hoạch với tổng diện tích 98 ha. Bao gồm 328 lô liền kề, 16 lô biệt thự, công viên cây xanh. Tổng chi phí thực hiện 1.008 tỷ đồng. Khu đô thị TNR Cao Phong được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ khu nhà ở với không gian sống tiện nghi, chất lượng.
Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Cao Phong là huyện có lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó thế mạnh là trồng cam. Diện tích cây ăn quả có múi trên toàn huyện là 1.744,4 ha, sản lượng ước đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt 350 triệu đồng/ha. Mô hình du lịch trải nghiệm vườn cam, trung bình mỗi năm, huyện thu hút trên 160.000 lươt khách và đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 314,85 ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện đã và đang triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tái canh cây có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 – 2025. Ngoài ra, huyện cũng có diện tích mía lưu vụ năm 2021 đạt 2.450 ha, giá trị bình quân đạt 120 – 180 triệu đồng/ha.
Đến nay, toàn huyện có 58 doanh nghiệp và 49 hợp tác xã. Định hướng đến năm 2030, Cao Phong cơ bản hoàn thành việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng KT-XH; phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với công nghiệp và du lịch, góp phần tạo chuyển biến đồng bộ trong các lĩnh vực.
Tài liệu kèm theo:
- Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, H. Cao Phong
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Cao Phong
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Cao Phong
- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Cao Phong