Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), gồm: công nghiệp, giao thông, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 21/03/2023

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Theo wikipedia, Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía đông nam tỉnh Tây Ninh, có tuyến quốc lộ 22 nối Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đi qua. Thị xã có vị trí địa lý:

  • Phía đông nam giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía tây giáp Bavet, Campuchia và huyện Gò Dầu
  • Phía nam giáp huyện Đức Huệ và huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An
  • Phía bắc giáp huyện Bến Cầu, huyện Dương Minh Châu, huyện Gò Dầu và huyện Dầu Tiếng (qua sông Sài Gòn), tỉnh Bình Dương.

Thị xã Trảng Bàng có diện tích 340,14 km², dân số năm 2019 là 161.831 người, mật độ dân số đạt 476 người/km².

Trảng Bàng nằm trên khu vực địa hình bán bình nguyên phù sa cổ đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam, chiều cao trung bình từ 1m ở xã Phước Bình đến hơn 40m ở xã Đôn Thuận.


Về thổ nhưỡng, thị xã có 3 nhóm đất chính. Đất xám chiếm 76,6%, đất phù sa chiếm 2,6%, đất phèn chiếm 20,1%. Khí hậu nóng ẩm quanh năm rất phù hợp với nhiều loại cây trồng.

Về sông ngòi, có 2 sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi thị xã dài 11,25 km, lưu lượng mùa lũ 40m3/giây, lúc kiệt nước 13m³/s. Sông Sài Gòn chảy qua trong phạm vi thị xã dài 23,25 km, lưu lượng bình quân 59m³/s. Các phụ lưu của 2 sông này chảy qua địa bàn thị xã như: rạch Gò Suối, rạch Trà Cao, rạch Trảng Bàng, rạch Môn, rạch Cầu Trường Chùa, rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm.

Nước ngầm ở Trảng Bàng khá phong phú, tập trung ở các xã phía Đông. Riêng các xã phía Tây việc khai thác nước ngầm bằng đào giếng còn gặp nhiều khó khăn vì đất nhiễm phèn và dễ sụp lở. Ngày nay, hệ thống giao thông này phục vụ cho sự đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân với các địa phương khác. Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu đang được hoàn thiện.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0889 577 186 hoặc quét mã QR dưới đây:


Quy hoạch Thị xã Trảng Bàng, bao gồm 6 phường: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Trảng Bàng và 4 xã: Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ.

Quy hoạch giao thông thị xã Trảng Bàng

Quy hoạch giao thông thị xã Trảng Bàng có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như:

  • Tuyến Quốc lộ 22
  • Tuyến ĐT 6
  • Tuyến ĐT 782
  • Tuyến ĐT 787

Trong quy hoạch giao thông của thị xã Trảng Bàng, nhiều tuyến đường, hạ tầng cơ sở khác được tỉnh và thị xã Trảng Bàng tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đưa thị xã Trảng Bàng phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiến lên xây dựng thành phố trực thuộc tỉnh.


Thời gian qua, thị xã Trảng Bàng được tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tỉnh đã đầu tư cầu An Phước, tạo điều kiện cho thị xã Trảng Bàng phát triển cánh Tây địa phương; đang triển khai dự án mở rộng, nâng cấp đường 787 và gần đây nhất là dự án nâng cấp mở rộng đường 789 vừa có lệnh khởi công.

Nhiều tuyến đường, hạ tầng cơ sở khác được tỉnh và thị xã Trảng Bàng tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đưa thị xã Trảng Bàng phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiến lên xây dựng thành phố trực thuộc tỉnh.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 789 là tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh nên việc khởi công dự án này sẽ góp phần đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng năng động của thị xã Trảng Bàng hiện nay.

Đường 789 hiện tại được đầu tư đã lâu, mặt đường hẹp nhưng có nhiều xe tải trọng lớn lưu thông chở hàng hoá, vật liệu xây dựng… đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại nên tuyến đường đã trở nên quá tải, thường xuyên xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá của người dân.

Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường 789 còn đáp ứng được sự mong đợi của người dân huyện Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng nhiều năm qua. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh (BQLDA), đường 789 được đầu tư tổng chiều dài tuyến là 24,04km, đầu tư phần đường chia làm 1 đoạn và 3 cầu (cầu Bùng Binh, cầu Cá Chúc và cầu Ngang).

Dự án có điểm đầu tại ranh giữa huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Trảng Bàng; điểm cuối tại cầu Bến Củi, thuộc địa phận xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu. Đường 789 được thiết kế nâng cấp, mở rộng trên mặt đường hiện hữu theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, vận tốc thiết kế 80km/h, với quy mô như sau: phần xe cơ giới gồm 4 làn xe x 3,5m = 14m; phần phân cách giữa (bố trí chiếu sáng) là 0,5m; dải an toàn 2 bên x 0,5m = 1m; lề đường gia cố 2 làn x 3m = 6m và lề đất hai bên đường, mỗi bên 0,5m, tổng cộng mặt đường theo thiết kế rộng 22,5m.

Dự án đường 789 được chia làm 2 gói thầu xây lắp, gồm gói thầu số 20 thi công xây dựng đoạn từ Km0+000 đến Km12+000, đã khởi công ngày 6.6.2022, dự kiến hoàn thành ngày 5.6.2024; gói thầu số 21, thi công xây dựng đoạn từ Km12+000 đến Km24+040, đã khởi công ngày 15.7.2022, dự kiến hoàn thành ngày 14.7.2024.

Quy hoạch phát triển công nghiệp thị xã Trảng Bàng

Về phát triển công nghiệp, ngày 16/02/2022, UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-UBND Đồ án quy hoạch chi tiết Khu kho cảng Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng.

Một số thông tin về quy hoạch chi tiết Khu kho cảng Thành Thành Công như sau:

  • Địa điểm quy hoạch: phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • Khu vực lập quy hoạch có phạm vi, ranh giới tứ cận:
  • Phía Bắc, phía Nam và phía Đông: Giáp nhà máy điện mặt trời TTC 1.
  • Phía Tây: Giáp sông Vàm Cỏ Đông.
  • Quy mô quy hoạch: 360.198,8 m2 (36,02 ha).
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công.
  • Tính chất: Là khu kho cảng phục vụ Khu công nghiệp Thành Thành Công và các khu công nghiệp trong vùng.
  • Phân kỳ đầu tư: Đầu tư hoàn hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình theo quy hoạch chi tiết được duyệt bằng nguồn vốn của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp.

Bản đồ Quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất 03/2023, Thị xã Trảng Bàng

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định Số: 3740/QĐ-UBND Về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thị xã Trảng Bàng. Nội dung như sau:

Theo quyết định 3740/QĐ-UBND chỉ tiêu sử dụng đất đến 2030 của thị xã Trảng Bàng được UBND tỉnh Tây Ninh phân bổ bao gồm các loại đất như sau:

Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch đến 2030 của thị xã Trảng Bàng, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 8.291,43 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 1.007,60 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 9,31 ha

Vị trí, diện tích các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030; Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thị xã Trảng Bàng.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thị xã Trảng Bàng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, thị xã Trảng Bàng

Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn

Về kế hoạch sử dụng đất 2022:

Ngày 30/12/2021, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 3748/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2022 Thị xã Trảng Bàng.

Theo đó, diện tích phân bổ các loại đất trong năm 2022 của Thị xã Trảng Bàng bao gồm: Đất nông nghiệp 24.251,86 ha, đất phi nông nghiệp 9.762,04 ha, đất đô thị 15.629,33 ha, đất dân cư nông thôn 1.822,14 ha, Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn 831,60 ha…

Kế hoạch thu hồi đất năm 2022 của Thị xã Trảng Bàng đối với đất nông nghiệp là 1.734,10 ha; đất phi nông nghiệp 78,77 ha.

Về kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 của Thị xã Trảng Bàng bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 2.546,38 ha; Chuyển đội trong nội bộ đất nông nghiệp 113,00ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở là 2,24 ha….

Theo quyết định nói trên thì vị trí các khu đất, công trình, dự án đưa đất vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 được xác định theo báo cáo thuyết minh, các bảng biểu và bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thị xã Trảng Bàng.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thị xã trảng Bảng
Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, thị xã trảng Bảng

UBND tỉnh giao cho UBND Thị xã Trảng Bàng công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất, đồng thời thực hiện báo cáo định kỳ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ngày 08/11/2022, UBND thị xã Trảng Bàng ban hành Thông báo số 1977/TB-UBND về việc công khai hồ sơ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã.

Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được thực hiện theo Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của Thị xã Trảng Bàng.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 03/02/2023, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 202/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thị xã Trảng Bàng.

Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của thị xã Trảng Bàng được quy định theo chỉ tiêu sử dụng đất như sau: tổng diện tích đất nông nghiệp là 24.950,66 ha; đất phi nông nghiệp là 9.063,24 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha.

Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu cụ thể như: tổng diện tích đất nông nghiệp là 237,65 ha; đất phi nông nghiệp là 37,33 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 1.805,51 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 50,00 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 17,87 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của thị xã Trảng Bàng được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Quy hoạch hoạch phân khu trên địa bàn thị xã Trảng Bàng

Ngày 15/7/2021 UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 1523/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng.

Các nội dụng được phê duyệt bao gồm:

1.Vị trí và khu vực quy hoạch phân khu: Toàn bộ địa giới hành chính phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

2.Quy mô: Toàn bộ diện tích 3.022,56 ha; quy mô dân số quy hoạch đến năm 2035 khoản 40.000 người.

3.Tính chất và chức năng: Phường An Hòa là khu ở được quy hoạch, xác định chức năng sử dụng đất và tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan đảm bảo yêu cầu phát triển; có chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ; đáp ứng định hướng phát triển theo tiêu chuẩn đô thị loại III; là khu ở sinh thái, phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Thành Thành Công), phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao mang đặc trưng Trảng Bàng.

– Khu dân cư hiện hữu được cải tạo chỉnh trang, phát triển đô thị theo hướng sinh thái, mật độ thấp và duy trì và phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm, tạo cơ hội chuyển dịch việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư thông qua sản xuất nông nghiệp do đô thị hóa, góp phần tạo cảnh quan, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Khu ở mới được quy hoạch, bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

4.Bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất phân khu An Hòa, thị xã Trảng Bàng

Ngày 15/7/2021 UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 1525/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng.

1.Vị trí và khu vực quy hoạch phân khu: Toàn bộ địa giới hành chính phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

2.Quy mô: Toàn bộ diện tích 2.725 ha; quy mô dân số quy hoạch đến năm 2035 khoản 30.000 người.

3.Tính chất và chức năng:

-Là khu ở được quy hoach, xác định chức năng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo yêu cầu phát triển; có chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ (theo tiêu chuẩn đô thị loại III); thuộc khu vực đầu mối giao thông liên vùng (đường bộ, đường sắt), được định hướng phát triển theo hướng đô thị sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp đô thi mang đặc trưng của Trảng Bàng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch nông nghiệp sinh thái, tham quan làng nghề, làng nghề nông nghiệp.

Ngày 15/7/2021 UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 1522/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng.

1.Vị trí và khu vực quy hoạch phân khu: Toàn bộ địa giới hành chính phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

2.Quy mô: Toàn bộ diện tích 1.201 ha; quy mô dân số quy hoạch đến năm 2035 khoản 30.000 người.

3.Tính chất và chức năng: Phường Gia Bình là khu ở được quy hoạch, xác định chức năng sử dụng đất và tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan đảm bảo yêu cầu phát triển; có chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng định hướng phát triển theo tiêu chuẩn đô thị loại III với các khu dân cư hiện hữu được cải tạo chỉnh trang, phát triển đô thị theo hướng sinh thái, mật độ thấp và duy trì và phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị góp phần tạo cảnh quan, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Khu ở mới được quy hoạch, bố trí đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

Phân biệt giữa Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Tài liệu kèm theo:


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây