Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 02/06/2023
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Huyện Vĩnh Thuận nằm ở phía đông nam tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu
- Phía tây giáp huyện U Minh Thượng
- Phía nam giáp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
- Phía bắc giáp huyện Gò Quao.
Huyện Vĩnh Thuận có diện tích 394,44 km², dân số năm 2020 là 82.626 người, mật độ dân số đạt 210 người/km².
Quốc lộ 63, lộ liên xã Vĩnh Phong nối với tỉnh Bạc Liêu, lộ liên xã Tân Thuận nối với huyện U Minh Thượng và An Minh. Lộ liên xã Vĩnh Bình Bắc nối với Gò Quao. Tỉnh lộ 691 (xã Phong Đông) đi thành phố Cần Thơ, tương lai là đường Hồ Chí Minh nối với quốc lộ 63 xuống thị trấn Thới Bình và thành phố Cà Mau, đường thuỷ trên sông tuyến đường huyết mạch từ Cần Thơ qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau được nâng cấp năm 2003 với tên gọi là sông Trẹm.
Quy hoạch Huyện Vĩnh Thuận, bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận (huyện lỵ) và 7 xã: Bình Minh, Phong Đông, Tân Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận.
Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Thuận
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1057/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0889 577 186 hoặc quét mã QR dưới đây:
Theo đó, Chỉ tiêu sử dụng đất huyện Vĩnh Thuận xác định so với dự kiến chỉ tiêu phân bổ của Sở Tài nguyên và Môi trường thời kỳ 2021- 2030. Cụ thể như sau: Đất nông nghiệp: 35.822 ha; Đất phi nông nghiệp: 3.621 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 huyện Vĩnh Thuận bao gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 750,83 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 111,67 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 05,28 ha.
Theo đồ án quy hoạch sử dụng đất đến 2030, Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000. Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Vĩnh Thuận.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Vĩnh Thuận đến 2030.
Thị trấn Vĩnh Thuận là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Vĩnh Thuận. Do đó, quy hoạch giao thông, sử dụng đất thị trấn Vĩnh Thuận cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2030, huyện Vĩnh Thuận.
Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Thuận được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2021:
Ngày 19 tháng 3 năm 2021 UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định số 773/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Kế hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Thuận đến năm 2021 nhằm cụ thể hoá các diện tích đất nhằm phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phủ hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Về kế hoạch sử dụng đất 2022:
Kê hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện vĩnh thuận cũng được xác định theo quyết định số 1057/QĐ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Theo quyết định, chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 bao gồm diện tích, cơ cấu các loại đất với tổng diện tích tự nhiên: 39.443,91 ha, trong đó:
- Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2021 của huyện Vĩnh Thuận là 36.572,94 ha. Đến năm 2022, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận là 36.447,97 ha (chiếm 92,40% tổng diện tích tự nhiên), giảm 124,97 ha so với năm 2021, do chuyển sang đất phi nông nghiệp.
- Hiện trạng đất phi nông nghiệp năm 2021 là 2.870,97 ha. Đến năm 2022, diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận là 2.995,94 ha (chiếm 7,59% tổng diện tích tự nhiên), tăng 124,97 ha so với năm 2021 do đất nông nghiệp chuyển sang để thực hiện các công trình, dự án phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Đất chưa sử dụng: 2.043,28 ha, chiếm 2,08%.
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022:
- Diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi đất là 129,04 ha. Cụ thể: Thu hồi đất trồng lúa là 71,85 ha; thu hồi đất trồng cây lâu năm là 26,14 ha, thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản là 31,05 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp cần thu hồi đất là 14,18 ha. Cụ thể: Thu hồi đất ở tại nông thôn là 5,57 ha, thu hồi đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là 8,61 ha.
Vị trí, diện tích đất các công trình, dự án thực hiện trong năm 2022 được thể hiện trên Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Vĩnh Thuận tỷ lệ 1/25.000; Bản về vị trí, ranh giới, diện tích đất các công trình dự án và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, do Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận xác lập.
Tổng số công trình, dự án sử dụng đất thực hiện trong năm kế hoạch 2022 trên địa bàn toàn huyện là 19 công trình, dự án (không bao gồm diện tích đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân). Danh mục các công trình dự án trong năm kế hoạch 2022 của huyện Vĩnh Thuận.
Hiện trạng đất giao thông năm 2021 của huyện Vĩnh Thuận là 685,67 ha. Đến năm 2022, diện tích đất giao thông là 812,81 ha, tăng 127,14 ha so với hiện trạng năm 2021. Diện tích tăng để bố trí thực hiện các công trình, dự án sau:
- Tuyến cao tốc Cần Thơ -Cà Mau
- Tuyến nối Vĩnh Thuận
- Cầu Xẻo Lợp xã Vĩnh Phong
- Tuyến tránh, cầu qua chợ Đập Đá
- Đường ven sông Cái Lớn
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:
Ngày 13/02/2023, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 334/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Vĩnh Thuận.
Theo đó, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Vĩnh Thuận được quy định theo chỉ tiêu sử dụng đất như sau: tổng diện tích đất nông nghiệp là 36.441,18 ha; đất phi nông nghiệp là 3.002,73 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha.
Đồng thời, kế hoạch thu hồi đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu cụ thể như: tổng diện tích đất nông nghiệp là 123,46 ha; đất phi nông nghiệp là 22,26 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2023 gồm các chỉ tiêu sau: đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 130,64 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 0 ha.
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Vĩnh Thuận được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thuận
Ngày 02/12/2021, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 2962/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000.
Theo đồ án, Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới diện tích tự nhiên huyện Vĩnh Thuận, được xác định như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc: Giáp huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang,
- Phía Nam: Giáp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau;
- Phía Đông Nam: Giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;
- Phía Tây và Tây Bắc: Giáp huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 394,4391 km, bao gồm 08 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Vĩnh Thuận và 07 xã (Vĩnh Bình Bắc, Bình Minh, Vĩnh Bình Nam, Tân Thuận, Vĩnh Thuận, Phong Đông, Vĩnh Phong).
Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2019 khoảng 81.889 người (Trong đó: Đô thị là 12.486 người, nông thôn là 69.403 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 15,25%). Dự bảo quy mô dân số, tỷ lệ đô thị hóa qua các giai đoạn như sau:
- Đến năm 2030: Khoảng 131.900 người, dân số đô thị khoảng 40.500 người, dân số nông thôn khoảng 91.400 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 31%.
- Đến năm 2040: Khoảng 170.000 người, dân số đô thị khoảng 60.000 người, dân số nông thôn khoảng 110.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 35%.
Vùng huyện Vĩnh Thuận là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, vùng chuyên canh lúa cao sản, cây công nghiệp ngắn, dài ngày. Vùng sản xuất và chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển du lịch kết hợp di tích lịch sử văn hóa. Là vùng phát triển đa ngành, lấy nông nghiệp và dịch vụ thương mại là hướng phát triển ưu tiên. Là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Vĩnh Thuận và tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu của Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thuận đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa các khu vực phát triển đô thị và các khu vực dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Cũng theo Đồ án, Vùng huyện Vĩnh Thuận được định hướng thành 03 phân vùng phát triển, bao gồm:
a) Phân vùng 1- Vùng phát triển trung tâm: Gồm thị trấn Vĩnh Thuận và phụ cận, diện tích khoảng 2.173,9ha. Là vùng động lực phát triển toàn huyện, với các tính chất, chức năng như:
- Phát triển đô thị Vĩnh Thuận thành trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng huyện Vĩnh Thuận. Dự kiến đến năm 2025 đô thị Vĩnh Thuận đạt đô thị loại IV.
- Định hướng phát triển, mở rộng các khu chức năng đô thị gắn với các khu hành chính, trung tâm thương mại, tài chính – ngân hàng, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, trung tâm thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Hình thành một khu đô thị sầm uất, có sức sống, trở thành khu vực hạt nhân phát triển của huyện Vĩnh Thuận. Lấy khu vực ngã ba kênh Xáng Chắc Băng và kênh Làng Thứ Bảy làm trung tâm phát triển đô thị.
- Phát triển đô thị kết hợp với phát triển du lịch sinh thái gắn với khu vực U Minh Thượng và các điểm di tích ở huyện; Tận dụng lợi thế của Quốc lộ 63 và đường Hồ Chí Minh dự kiến để tập trung phát triển đô thị gắn với phát triển thương mại, công nghiệp và dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư.
- Các hoạt động kinh tế chính: Phát triển thương mại dịch vụ, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa; Phát triển du lịch dựa trên hệ thống cảnh quan kênh Xáng Chắc Băng kết nối với chợ Nổi Vĩnh Thuận, Vườn trăm Ban Biện Phú..; Phát triển các sản phẩm nông sản, thủy sản mang hình ảnh huyện Vĩnh Thuận.
b) Phân vùng 2 – Vùng phát triển phía Tây Bắc: Gồm các xã Bình Minh, Vĩnh Bình Bắc, diện tích khoảng 11.403,3ha, với các tính chất, chức năng như:
Định hướng phát triển các đô thị loại V là Bình Minh (Đến năm 2030), Vĩnh Bình Bắc (Đến năm 2040) làm động lực phát triển vùng phía Tây Bắc của huyện. Hình thành đầu mối giao thương với các huyện lân cận trong tỉnh và thành phố Rạch Giá… phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh nông sản – thực phẩm chất lượng cao, du lịch sông nước.
c) Phân vùng 3 – Vùng phát triển phía Nam và Đông Nam: Gồm các xã Vĩnh Binh Nam, Vĩnh Thuận, Tân Thuận, Phong Đông, Vĩnh Phong, với diện tích khoảng 25.866,7ha, với các tính chất, chức năng như:
- Định hướng phát triển các đô thị loại V là Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Phong (Đến năm 2040) làm động lực phát triển vùng phía Nam và Đông Nam.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản, kết hợp chế biến thủy sản, nông sản, hàng tiêu dùng… gắn với việc hình thành các cụm công nghiệp Vĩnh Phong và cụm công nghiệp Phong Đông
- Đẩy mạnh sản xuất lúa 02 vụ, trồng cây ăn quả, cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm nước lợ. Xây dựng các mô hình nuôi trồng mới thích ứng tốt với tình hình biến đổi khí hậu.
- Các hoạt động kinh tế chính: Phát triển thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản – thủy sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa; Phát triển du lịch dựa trên hệ thống kênh Xáng Chắc Băng kết nối chợ Nổi Vĩnh Thuận.
Ngày 05/12/2022 UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 3041/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 (Điều chỉnh cập nhật đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ – Cà Mau và khu tái định cư huyện Vĩnh Thuận).
Phạm vi nghiên cứu lập Điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 (điều chỉnh cập nhật đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ – Cà Mau và khu tái định cư huyện Vĩnh Thuận) thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Phong và xã Phong Đông của huyện Vĩnh Thuận, được xác định như sau:
+ Vị trí 01: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2021- 2025, đoạn Cần Thơ – Cà Mau thuộc địa bàn xã Vĩnh Phong và xã Phong Đông: Phía Đông Bắc giáp ranh tỉnh Bạc Liêu; Phía Đông Nam và Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp, mặt nước chuyên dụng, đất vườn và đất dân cư nông thôn; Phía Tây Nam giáp ranh tỉnh Cà Mau.
+ Vị trí 02: Tuyến đường dự kiến nối thị trấn Vĩnh Thuận với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Phong:
phía Đông Bắc và phía Tây Nam giáp đất nông nghiệp, khu trung tâm thị trấn Vĩnh Thuận và trung tâm xã Vĩnh Phong; phía Đông Nam giáp ranh tỉnh Bạc Liêu, trung tâm xã Vĩnh Phong; phía Tây Bắc giáp Quốc lộ 63, Trung tâm thị trấn Vĩnh Thuận.
+ Vị trí 03: Khu tái định cư huyện Vĩnh Thuận thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận: Phía Đông Bắc giáp đường dự kiến nối thị trấn Vĩnh Thuận với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Phía Đông Nam, Phía Tây Nam, Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp.
+ Vị trí 04: Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 2962/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang) thuộc địa bàn xã Vĩnh Phong: Phía Đông Bắc giáp ranh tỉnh Bạc Liêu; phía Tây Bắc và phía Đông Nam giáp đất nông nghiệp, mặt nước chuyên dụng; phía Tây Nam giáp ranh tỉnh Cà Mau.
Tài liệu kèm theo:
- Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Vĩnh Thuận
- Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Vĩnh Thuận
- Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Vĩnh Thuận (Báo cáo thuyết minh)
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Vĩnh Thuận
- Hồ sơ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Vĩnh Thuận
- Bản đồ