Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất, huyện Như...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất, huyện Như Thanh – Thanh Hóa 09/2024

751
0

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Cập nhật 18/09/2024 gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn.

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Như Thanh có vị trí địa lý:

Quy hoạch huyện Như Thanh, bao gồm thị trấn Bến Sung (huyện lỵ) và 13 xã: Cán Khê, Hải Long, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phượng Nghi, Thanh Kỳ, Thanh Tân, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ.

Như Thanh được biết đến là nơi có nhiều danh làm thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước như:


  • Vườn quốc gia Bến En có diện tích 16.643 ha (dự kiến mở rộng thành 32.000 ha): bảo tồn rừng nguyên sinh với các nguồn gen động – thực vật quý hiếm như: voi, hổ, báo,… lim xanh, táu, sến, trắc, gụ,…
Quang cảnh Vườn quốc gia Bến En
Quang cảnh Vườn quốc gia Bến En
  • Hang Lò cao kháng chiến Hải Vân là nhà máy luyện gang trong hang đầu tiên và duy nhất  trên thế giới, một trong những cơ sở sản xuất gang đầu tiên của Việt Nam, niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nay thuộc núi Đồng Mười, thị trấn Bến Sung.
  • Hang Ngọc là một hang động đá vôi đẹp, còn nguyên sơ. Thuộc địa bàn xã Xuân Khang. Hang Ngọc sâu khoảng 700m,với nhiều nhũ đã tự nhiên rất đẹp.
  • Núi Nưa (giáp ranh với huyện Triệu Sơn) là nơi Bà Triệu đứng lên khởi nghĩa đánh giặc hiện nay gọi là Phủ Na ở xã Xuân Du.
  • Ðồng Mười ở thị trấn Bến Sung (trước là xã Hải Vân) là căn cứ của phong trào Cần Vương chống Pháp do Tôn Thất Huyết.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh 

Ngày 16/5/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1664/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Như Thanh với 14 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 13 xã), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn;
  • Phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An;
  • Phía Đông giáp huyện Nông Cống;
  • Phía Tây giáp huyện Như Xuân và huyện Thường Xuân.

Dự báo quy mô dân số:


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


  • Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020 gồm cả quy đổi là 95.505 người;
  • Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 150.000 người; dân số đô thị khoảng 31.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 20,7%.
  • Dự báo đến năm 2045, dân số toàn huyện gồm cả quy đổi khoảng 200.000 người; dân số đô thị khoảng 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 60,0%.

Quy mô đất đai:

  • Đất xây dựng hiện trạng năm 2020 là: 5.006,7 ha (chỉ tiêu trung bình khoảng 524 m2/người);
  • Dự báo tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 6.370 ha – 6.640 ha;
  • Dự báo tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 7.620 ha – 8.150 ha;

Tính chất, chức năng:

  • Là huyện thuộc vùng sinh thái rừng đầu nguồn phía Tây Nam của tỉnh, có vai trò giữ gìn và bảo tồn hệ sinh thái rừng và nguồn cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của khu vực Đông Nam tỉnh Thanh Hóa;
  • Là vùng trọng điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cấp Quốc gia; kết nối du lịch sinh thái Rừng với du lịch Biển của tỉnh Thanh Hóa;
  • Là cửa ngõ giao thương của vùng đồng bằng với vùng miền núi phía Tây Nam; phát triển tổng hợp nông, lâm nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp – xây dựng gắn với phát triển đô thị trong vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ, có vai trò hỗ trợ phát triển KKT Nghi Sơn.

Theo đồ án, quy hoạch phát triển không gian vùng huyện Như Thanh theo mô hình “3 hạt nhân – 3 trục liên kết – 1 vành đai phát triển” như sau:


– 3 hạt nhân phát triển: vùng phía Bắc lấy Xuân Du làm hạt nhân, vùng trung tâm lấy Bến Sung làm hạt nhân và vùng phía Nam lấy Thanh Tân làm hạt nhân để lan tỏa phát triển trong quá trình đô thị hóa toàn huyện.

– 3 trục liên kết: Trục Bắc Nam: Đường tỉnh 520, QL45; trục Đông Tây: Đường Nghi Sơn – Bãi Trành. Hình thành hành lang phát triển trung tâm huyện xuyên suốt theo chiều dài huyện từ Xuân Du đến Thanh Kỳ phát triển các quỹ đất dọc tuyến đường để bố trí các khu chức năng đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ và các khoảng không gian nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái là không gian mở.

– 1 vành đai phát triển: Đến năm 2045 hình thành “vành đai phát triển đô thị” lấy Khu du lịch Quốc gia Bến En làm trung tâm với lõi xanh là vùng hồ và rừng Quốc gia Bến En. Hình thành các khu vực dân cư, dịch vụ, công nghiệp dọc đường tỉnh 520 và các trục nối 2 đường nhánh đường KKT Nghi Sơn – Cảng hàng không Thọ Xuân. Phấn đấu thành lập thị xã du lịch Như Thanh trước năm 2045.

Trước đó, Ngày 12/7/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2520/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh đến năm 2035.

Theo quyết đinh, Quy hoạch thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh được xác định với tính chất là đô thị loại V, trung tâm huyện lỵ của huyện Như Thanh, đô thị vệ tinh thuộc vùng kinh tế động lực phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, phát triển đa ngành với trọng tâm là dịch vụ du lịch gắn với Khu du lịch Bến En, có vai trò hỗ trợ trung tâm kinh tế động lực Nghi Sơn; Là đô thị sinh thái gắn với cảnh quan, mặt nước hồ Bến En và khe Rồng.

Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, huyện Như Thanh

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3891/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Như Thanh.

Theo quyết định, thời kỳ 2021 – 2030, huyện Như Thanh được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt hơn 58.810 ha tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Như Thanh
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Như Thanh

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Như Thanh.

UBND tỉnh giao huyện Như Thanh, các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Như Thanh theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 7/5/2023, UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Quyết định số 2385/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Như Thanh.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: (1) Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 1.332,49 ha; (2) Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 3.720,19 ha;

Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích: Đất nông nghiệp 352,57 ha; đất phi nông nghiệp 41,07 ha.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 27/10/2022 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3638/QĐ_UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022, huyện Như Thanh.

Theo quyết định, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Như Thanh được xác định với tổng diện tích đất được phân bổ là 58.810,98 ha, bao gồm các loại đất như sau: Đất nông nghiệp: 50.102,72 ha; Đất phi nông nghiệp: 8.23,61 ha; Đất chưa sử dụng: 384,65 ha

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của huyện Như Thanh được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện.

Kế hoạch sử dụng đất huyện Như Thanh năm 2022 nhằm cụ thể hoá các diện tích đất nhằm phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Trước đó, sáng 15/3/2022, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án, công tác giải phóng mặt bằng các dự án, mặt bằng đấu giá đất năm 2022.

Theo đó, Năm 2022, việc thực hiện lập mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500, giải phóng mặt bằng (GPMB) thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Mặt bằng đất ở dân cư dự kiến đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất năm 2022 là 42 mặt bằng, với tổng diện tích đất theo mặt bằng quy hoạch là 93,52 ha, diện tích đất dự kiến đấu giá 35,27 ha.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Như Thanh với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch:

  • Đất nông nghiệp (NNP): 50.128,23 ha
  • Đất phi nông nghiệp (PNN): 8.360,87 ha
  • Đất chưa sử dụng (CSD): 321,88 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Như Thanh.

Tài liệu kèm theo:


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đến 09/2024
Bài tiếp theoBản đồ Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đến 09/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây