Trang chủ Bản đồ Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Giồng...

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đến 04/2024

1558
0

Bản đồ quy hoạchKế hoạch sử dụng đất huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), gồm: giao thông, công nghiệp, xây dựng, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 25/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Huyện Giồng Riềng nằm ở phía đông tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

  • Phía đông nam giáp thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
  • Phía đông bắc giáp huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
  • Phía tây bắc giáp huyện Tân Hiệp
  • Phía tây nam giáp huyện Châu Thành (Kiên Giang)
  • Phía nam giáp huyện Gò Quao.

Huyện Giồng Riềng có diện tích là 639,35 km², dân số năm 2020 là 225.369 người, mật độ dân số đạt 353 người/km².

Quy hoạch Huyện Giồng Riềng, bao gồm thị trấn Giồng Riềng (huyện lỵ) và 18 xã: Bàn Tân Định, Bàn Thạch, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa Thuận, Long Thạnh, Ngọc Chúc, Ngọc Hòa, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Bình, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thạnh Lộc, Thạnh Phước, Vĩnh Phú, Vĩnh Thạnh.


Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng

Ngày 23 tháng 12 năm 2020 UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 2938-QĐ/UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040. Quy hoạch này vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, công bố trong thời gian tới.

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng đến năm 2040 nhằm cụ thể hoá các khu vực phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện phủ hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị huyện Giồng Riềng

Quy hoạch phát triển đô thị được xác định lấy đô thị Giồng Riềng là đô thị trung tâm, phát triển thêm các đô thị vệ tinh như: Đô thị Long Thạnh trên trục đường tỉnh 963B và Đô thị Thuận Hưng trên trục đường tỉnh 963. Tập trung nguồn lực chính vào trung tâm huyện là thị trấn Giồng Riềng, đồng thời phân bố nguồn lực cho các cực phát triển chính của huyện tạo thành mối quan hệ tương hỗ cho nhau.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Theo quy hoạch, phân vùng phát triển Huyện Giồng Riềng được phát triển không gian theo 04 phân vùng chính gồm:

Vùng đô thị trung tâm thị trấn Giồng Riềng: Gồm thị trấn Giồng Riêng và vùng không gian lân cận. Diện tích khoảng 2.272,95ha. Là vùng động lực phát triển cho toàn huyện. Là đô thị trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng.

Vùng không gian cửa ngõ phía Đông: Gồm các xã Ngọc Hòa, Hòa Thuận, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi. Diện tích khoảng 18.808,27ha. Lấy đô thị Thuận Hưng làm động lực phát triển. Vùng phát triển đô thị.


Vùng không gian công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phía Bắc: Gồm các xã Thạnh Hưng, Thanh Bình, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Phước và Thạnh Lộc, Diện tích khoảng 25,516,40ha. Lấy xã Thạnh Hưng là trung tâm là động lực phát triển.

Vùng không gian dịch vụ thương mại, đầu mối giao thương phía Tây Nam: Gồm các xã Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Thạnh Hòa, và Bàn Tân Định. Diện tích khoảng 17.338,65ha. Lấy đô thị Long Thạnh làm động lực phát triển.

Sơ đồ phát triển đô thị huyện Giồng Riềng
Sơ đồ phát triển đô thị huyện Giồng Riềng

Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Giồng Riềng

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Giồng Riềng nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang đến 2030, tầm nhìn đến 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua và được nâng cấp, xây dựng mới trên địa bàn.

Theo đó, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện Giồng Riềng được định hướng quy hoạch cụ thể như sau:

  • Đường cao tốc Hà Tiên-Rạch Giá – Bạc Liêu: Đoạn đi qua địa bàn huyện dài 15 km, điểm đầu ranh huyện Châu Thành, điểm cuối giáp ranh huyện Gò Quao. Quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
  • Đường cao tốc Tịnh Biên – Bạc Liêu: Đoạn đi qua địa bàn huyện Hải 28,154 km, điểm đầu ranh huyện Tân Hiệp, điểm cuối giáp ranh tỉnh Hậu Giang Quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
  • Quốc lộ 61: Đoạn đi qua địa bàn huyện Giồng Riềng dài 3,7 km, điểm đầu cầu Đường Xuồng (ranh huyện Gò Quao); điểm cuối cầu km80 (ranh huyện Châu Thành), Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
Sơ đồ quy hoạch giao thông huyện Giồng Riềng
Sơ đồ quy hoạch giao thông huyện Giồng Riềng

Về quy hoạch đô thị:

Ngày 17/11/2021, UBND huyện Giồng Riềng tổ chức hội nghị trực tuyến với xã Long Thạnh và Thị trấn Giồng Riềng triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU và Nghị quyết số 08-NQ/HU của Huyện ủy Giồng Riềng về xây dựng Thị trấn Giồng Riềng đạt đô thị loại IV và xã Long Thạnh đạt đô thị loại V. Huyện Giồng Riềng tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

– Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng loạt các nhiệm vụ đối với hạ tầng kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho thị trấn Giồng Riềng là trung tâm liên kết các khu vực lân cận, đặc biệt là thị trấn Giồng Riềng trở thành đô thị động lực của tỉnh và xã Long Thạnh là đô thị cửa ngõ huyện Giồng Riềng.

– Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc đô thị hài hoà phù hợp với quy hoạch vùng huyện như: đường tỉnh lộ 963 đi qua địa bàn huyện Giồng Riềng kết nối đường cao tốc Lộ Tẻ- Rạch Sỏi và tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2021-2025, đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành khu đông, khu tây, cầu tuyến tránh thị trấn Giồng Riềng.

– Hoàn thiện quy hoạch chung, chương trình, đề án phát triển thị trấn và xã Long Thạnh, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực phát triển đô thị, dự án kêu gọi đầu tư. Đối với thị trấn Giồng Riềng đến nay đạt 51/59 tiêu chí đô thị loại IV, còn 08 tiêu chí chưa đạt. Xã Long Thạnh đạt 37/59 tiêu chí đô thị loại V, còn 22 tiêu chí chưa đạt.

– Trong năm 2022-2023, tập trung ưu tiên triển khai các danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo lộ trình đầu tư xây dựng các khu vực phát triển đô thị. Bằng các nguồn lực của Nhà nước và xã hội hóa kêu gọi đầu tư phát triển khu dân cư đô thị để tăng tỷ lệ dân số nội ô và phục vụ cho yêu cầu phát triển thương mại dịch vụ đô thị.

Theo chỉ tiêu phân bổ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, đất đô thị huyện Giồng Riềng có diện tích là 2.272,97 ha, là diện tích tự nhiên của thị trấn Giồng Riềng, đối với 02 khu vực phát triển đô thị là Thuận Hưng và Long Thạnh vẫn được xác định là khu vực nông thôn, sau khi có quyết định thành lập thị trấn của cấp có thẩm quyền sẽ được tính vào chỉ tiêu đất đô thị.

Đất dành cho phát triển Khu đô thị: Có diện tích 755 ha, gồm khu đô thị thị trấn Giồng Riềng 455ha, khu đô thị Thuận Hưng 200ha, khu đô thị Long Thạnh 100ha.

Đất dành cho phát triển các Khu thương mại – dịch vụ: Diện tích 106,13 ha, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Giồng Riềng và phân bố rải rác ở các xã còn lại. Khuyến khích phát triển các hình thức dịch vụ mua bán, trao đổi hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

Đất dành cho phát triển Khu đô thị – thương mại – dịch vụ: Có diện tích 473,37 ha phân bố ở thị trấn Giồng Riềng, phát triển các hình thức sử dụng đất ở hỗn hợp kết hợp với phát triển thương mại – dịch vụ theo nhu cầu sử dụng đất của nhân dân.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp:

Định hướng Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Giồng Riềng nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến 2045, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp): Có diện tích là 82 ha, là diện tích của 02 cụm công nghiệp dự kiến phát triển mới đến năm 2030 41 trên địa bàn các xã Thạnh Hưng và Long Thạnh. Khuyến khích và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo quản chế biến sản phẩm nông sản;…. Tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít tiêu tốn nguyên liệu, năng lượng và thân thiện với môi trường. Khu nhà ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn: Diện tích khoảng 1.100ha, phân bố đều trên địa bàn 18 xã.

Theo Quyết định 604/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến 2025, định hướng đến 2030 đã xác định những tiêu chí phát triển như sau:

– Phát triển công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Chiến lược phát triển và quy hoạch công nghiệp Việt Nam đến năm 2035; đồng thời, đảm bảo yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh, vùng, miền và cả nước.

– Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế địa lý – kinh tế – chính trị và huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước; sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh tài nguyên thiên nhiên và xã hội của tỉnh trong mối liên kết hữu cơ mật thiết với công nghiệp vùng, miền và cả nước.

– Phát triển công nghiệp bền vững với công nghệ tiên tiến hợp lý, thân thiện môi trường. Phát triển đa dạng các ngành, lĩnh vực công nghiệp với quy mô phù hợp, nhất là công nghiệp sử dụng nhiều lao động, gắn với đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn theo chiều sâu, tạo đột phá phát triển.

– Phát triển mạnh và đổi mới nhanh doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao tính tập trung công nghiệp về quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh.

– Định hướng phát triển theo các tiểu vùng lãnh thổ

+ Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên: Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ các ngành nông và ngư nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến tinh nông – thủy sản theo hướng xuất khẩu, sản xuất điện đồng phát.

+ Tiểu vùng Tây Sông Hậu: Phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản, ưu tiên thu hút công nghiệp sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày, lắp ráp cơ – điện tử).

+ Tiểu vùng U Minh Thượng: Phát triển công nghiệp phục vụ nghề cá, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án điện khí và khí áp thấp.

+ Tiểu vùng hải đảo: Ưu tiên phát triển công nghiệp gắn với kinh tế biển và du lịch, trọng tâm là công nghiệp chế biến hải sản và tương lai xa là ngành nghề hỗ trợ (hậu cần) ngành dầu khí.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất huyện Giồng Riềng

Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 10/5/2022, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1164/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Giồng Riềng.

Theo quyết định, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 của huyện Giồng Riềng được xác định với tổng diện tích 63.935,02 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 56.811,07 ha; Đất phi nông nghiệp: 7.123,95 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Giồng Riềng gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 1.599,71 ha; Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp: 330,65 ha;

Vị trí, diện tích đất các công trình, dự án thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến 2030 được thể hiện trên Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Giồng Riềng tỷ lệ 1/25.000; Bản về vị trí, ranh giới, diện tích đất các công trình dự án và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, do Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Riềng xác lập dưới đây.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Giồng Riềng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Giồng Riềng

Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Giồng Riềng đến 2030.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Giồng Riềng được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Quy hoạch sử dụng đất và các chỉ tiêu sử dụng đất huyện Giồng Riềng được xác định với những nội dụng cụ thể như:

  •  Đất đô thị: Có diện tích là 2.272,97ha, là diện tích tự nhiên của thị trấn Giồng Riềng, đối với 02 khu vực phát triển đô thị là Thuận Hưng và Long Thạnh vẫn được xác định là khu vực nông thôn, sau khi có quyết định thành lập thị trấn của cấp có thẩm quyền sẽ được tính vào chỉ tiêu đất đô thị.
  • Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm): Có diện tích 56.334,44ha.
  • Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp): Có diện tích là 82ha, là diện tích của 02 cụm công nghiệp dự kiến phát triển mới đến năm 2030.
  • Khu đô thị: Có diện tích 755ha, gồm khu đô thị thị trấn Giồng Riềng 455ha, khu đô thị Thuận Hưng 200ha, khu đô thị Long Thạnh 100ha.
  • Khu thương mại – dịch vụ: Diện tích 106,13ha, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Giồng Riềng và phân bố rải rác ở các xã còn lại.
  • Khu đô thị – thương mại – dịch vụ: Có diện tích 473,37ha phân bố ở thị trấn Giồng Riềng.
  • Khu dân cư nông thôn: có diện tích 1.964,74ha, phân bố trên địa bàn 18 xã.
  • Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn: Diện tích khoảng
    1.100ha, phân bố đều trên địa bàn 18 xã.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Ngày 29/12/2023, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 3462/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Giồng Riềng.

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Giồng Riềng.


Rate this post
Bài trướcBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành (Kiên Giang) đến 04/2024
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện An Minh (Kiên Giang) đến 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây