Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ (Thái Nguyên), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 25/04/2024

Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)


Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°26′B đến 21°37′B và từ 105°29′Đ đến 105°46′Đ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Phú Lương
  • Phía tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và giáp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía bắc giáp huyện Định Hóa.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối.

Quy hoạch Huyện Đại Từ , bao gồm 2 thị trấn: Hùng Sơn (huyện lỵ), Quân Chu và 28 xã: An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn Thọ, Văn Yên, Yên Lãng.


Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp huyện Đại Từ

Về quy hoạch giao thông:

Quy hoạch giao thông huyện Đại Từ nằm trong Quy hoạch giao thông tỉnh Thái Nguyên đến 2030, tầm nhìn đến 2050, với các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, cùng với hệ thống giao thông đô thị như:

  • Giao thông vận tải: Hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã. Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang dài 32 km. Tuyến đường sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện. Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên huyện, liên xã có chất lượng chưa tốt.
  • Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt.
  • Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác.

Ngoài ra, huyện cũng có rất nhiều tuyến giao thông liên xã, giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng những năm gần đây.

Về quy hoạch đô thị:

Ngày 22/11, Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ đã tổ chức Hội nghị công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã Mỹ Yên.


Dữ liệu bản đồ được chúng tôi cập nhật liên tục và tải về miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng VP Bank / Số TK : 73331102 / Chủ TK : Mai Quang Dũng
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0911 934 848 hoặc quét mã QR dưới đây:


Theo đó, quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã Mỹ Yên có phạm vi quy hoạch tại các xóm: Làng Lớn, Đồng Cạn, La Yến, Đồng Cháy phía Bắc giáp suối Cái, phía Nam giáp đất nông nghiệp và đất dân cư xóm Đồng Cháy, phía Đông giáp đất nông nghiệp và đất dân cư xóm Đồng Cạn, phía Tây giáp khu dân cư xóm Làng Lớn, La Yến và đất nông nghiệp. Diện tích quy hoạch 68,731 ha, quy mô dân số khoảng 5.500 người.

Theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2022, quy hoạch xây dựng vùng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2040 có phạm vi được xác định toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Đại từ, với ranh giới phía Bắc giáp huyện Định Hóa; phía Nam giáp thị xã Phổ Yên; phía Đông giáp huyện Phú lương; phía Tây giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát triển vùng huyện Đại Từ theo mô hình cấu trúc mô hình dạng tập trung đa cực. Phát triển 1 vùng đô thị trung tâm thị trấn Hùng Sơn và 3 tiểu vùng đô thị độc lập (thị trấn Quân Chu và 2 đô thị mới là Yên Lãng và Cù Vân), tiến hành phát triển mỗi vùng có các đặc trưng riêng, mỗi vùng đảm nhiệm vai trò độc lập với các vùng khác. Cụ thể:


Vùng 1: Thị trấn Hùng Sơn và các xã An Khánh, Cù Vân, Tân Thái, Hà Thượng, Tiên Hội, Bản Ngoại, Phú Thịnh, Phú Xuyên, Yên Lãng. Thị trấn Hùng Sơn là trung tâm vùng, đô thị mới Cù Vân, Yên Lãng là hạt nhân lan tỏa phát triển đô thị huyện. Định hướng là vùng phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, du lịch và công nghiệp.

Vùng 2 (vùng phía Bắc): Bao gồm các xã Phục Linh, Tân Linh, Phú Lạc, Đức Lương, Phú Cường, Phúc Lương và Minh Tiến. Định hướng là vùng phát triển nông, lâm nghiệp, dịch vụ chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển du lịch: lịch sử, cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái gắn với bảo vệ rừng và thiên nhiên.

Vùng 3 (vùng phía Nam): Bao gồm thị trấn Quân Chu và các xã Cát Nê, Ký Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Lục Ba, Bình Thuận, Khôi Kỳ, Hoàng Nông, La Bằng. Định hướng là vùng phát triển đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển du lịch: Lịch sử, cộng đồng, trải nghiệm, sinh thái gắn với bảo vệ rừng và thiên nhiên.

Bản đồ quy hoạch đến 2030 – kế hoạch sử dụng đất, huyện Đại Từ

Mới đây, Ngày 19/08/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2712/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ thời kỳ 2021-2030

Theo quyết định, nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đại Từ với diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch, bao gồm tổng diện tích đất tự nhiên là 56.902,98 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 44.068,27 ha; Đất phi nông nghiệp: 12.768,78 ha; Đất chưa sử dụng: 65,84 ha.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ đến 2030
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ đến 2030

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030 của huyện Đại Từ, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.354,46 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 958,16 ha; Đất nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 92,83 ha.

Vị trí, diện tích các khu vực đất chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1:25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Đại Từ được duyệt kèm theo.

Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Đại Từ được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2023:

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 3414/QĐ-UBND Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Đại Từ.

Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Đại Từ, với tổng diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2023 là 1.710,27 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 8,93 ha; Đất phi nông nghiệp: 1.701,34 ha; Đất chưa sử dụng: 0 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Đại Từ, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 1.408,27 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp: 7,13 ha; Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở 0 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Đại Từ được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Phấn đấu đến năm 2023, Đại Từ cơ bản hoàn thành các tiêu chí chủ yếu theo tiêu chuẩn của thị xã, đến năm 2030 huyện đảm bảo đủ điều kiện để trở thành thị xã (đô thị loại IV) trực thuộc tỉnh Thái Nguyên và hướng tới đô thị loại III vào năm 2040. Đến năm 2050, phát triển huyện Đại Từ trở thành 1 quận thuộc vùng nội thị của thành phố Thái Nguyên trực thuộc Trung ương.

Thông tin quy hoạch tại huyện Đại Từ

Thị trấn Hùng Sơn:

Ngày 13/1/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Khu vực điều chỉnh số I: Ranh giới khu vực điều chỉnh như sau: Phía Bắc: Giáp đường quy hoạch có lộ giới 27,0m; Phía Nam: Giáp ô đất B-OHT-06; Phía Đông: Giáp đường quy hoạch có lộ giới 27,0m; Phía Tây: Giáp xã Khôi Kỳ. Quy mô: Diện tích điều chỉnh khoảng 4,78ha.

Khu vực điều chỉnh số II: Ranh giới khu vực điều chỉnh như sau: Phía Bắc: Giáp đường quy hoạch đô thị có lộ giới 22,5m; Phía Nam: Giáp ô đất A-DC-05; Phía Đông: Giáp đường quy hoạch đô thị có lộ giới 30,0m; Phía Tây: Giáp cây xanh đô thị A-CXTT-03. Quy mô: Diện tích điều chỉnh khoảng: 5,08ha.

Khu vực điều chỉnh số III: Ranh giới khu vực điều chỉnh như sau: Phía Bắc: Giáp ô đất hiện hữu cải tạo chỉnh trang B-OHT-18; Phía Nam: Giáp ô đất hiện hữu cải tạo chỉnh trang B-OHT-18; Phía Đông: Giáp ô đất hiện hữu cải tạo chỉnh trang B-OHT-18; Phía Tây: Giáp xã Khôi Kỳ. Quy mô: Diện tích điều chỉnh khoảng: 1,46ha.

Khu vực điều chỉnh số IV: Ranh giới khu vực điều chỉnh như sau: Phía Bắc: Giáp ô đất hiện hữu cải tạo chỉnh trang B-OHT-08; Phía Nam: Giáp đường quy hoạch có lộ giới 19,5m; Phía Đông: Giáp ô đất cây xanh thể dục thể thao B-CXTT-02; Phía Tây: Giáp đường quy hoạch có lộ giới 27,0m. Quy mô: Diện tích điều chỉnh khoảng: 1,0ha.

Mục tiêu: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 nhằm bố trí quỹ đất xây dựng các trụ sở cơ quan; hoàn thiện tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị góp phần xây dựng huyện Đại Từ cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2025, trở thành thị xã vào năm 2030 theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thị trấn Quân Chu:

Ngày 1/7/2022 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1537/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 được lập trên diện tích tự nhiên thuộc phạm vi địa giới hành chính sau khi sáp nhập của thị trấn Quân Chu và xã Quân Chu. Tổng diện tích lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 5.318,54 ha.

Mục tiêu của quy hoạch:

– Quy hoạch xây dựng thị trấn Quân Chu phát triển bền vững, có cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng dịch vụ thương mại và du lịch, khu đô thị với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thu nhập bình quân đầu người ở mức khá, đảm bảo vững chắc yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

– Quy hoạch xây dựng thị trấn Quân Chu có cấu trúc đô thị bền vững theo hướng đô thị sinh thái xanh gắn với nét đặc trưng về cảnh quan, môi trường của hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo. Thị trấn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, hiệu quả trong sử dụng đất đai, bảo vệ và phát huy được những giá trị về cảnh quan và môi trường, từ đó tạo ra các nguồn lực, hình thành các dự án trọng điểm để phát triển kinh tế – xã hội.

– Cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển theo quy hoạch Tỉnh, quy hoạch Vùng huyện, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa – không gian đô thị – kiến trúc cảnh quan trên địa bàn; làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.

Tính chất: Là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, du lịch, thể thao, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 10/3 tại xã Tân Thái, UBND huyện tổ chức hội nghị công bố quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ.

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc thuộc xóm Gốc Mít xã Tân Thái có tổng diện tích trên 44,6 ha (trong đó đất biệt thự, đất hỗn hợp, đất dịch vụ du lịch, cây xanh, mặt nước; đầu mối hạ tầng kỹ thuật; giao thông; diện tích mặt nước Hồ Núi Cốc). Các khu chức năng xây dựng trong khu du lịch như: khu biệt thự, khu du lịch đảo, khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí….

Dự án được triển khai nhằm khai thác lợi thế thiên nhiên, cảnh quan của khu vực để hình thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có bản sắc đặc trưng riêng, gắn kết chặt chẽ với cảnh quan xung quanh, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện Đại Từ.

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc được thực hiện đã từng bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đên năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tài liệu kèm theo:


4.7/5 - (10 bình chọn)
Bài trướcChu Châu Là Ai? Xuất Hiện “Đạp Gió 2023” Sự nghiệp và Đời Tư
Bài tiếp theoYeojin Là Ai? Tiểu Sử và Sự Nghiệp Của Nữ Ca Sĩ Tài Năng Từ Loona

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây